Ngày đăng 01/12/2023 | 12:00 AM

Vu Hồ (An Huy): Xây dựng đô thị bọt biển, củng cố nền tảng đô thị

(BXD) Thị trấn Vu Hồ, tỉnh An Huy thời xa xưa được gọi là Cửu Tử, là nơi có cảnh quan tuyệt đẹp, nổi tiếng từ lâu đời, sau này được đổi tên thành Vu Hồ với ý nghĩa “nước không quá sâu tạo điều kiện để tảo phát triển”. Hai từ “Vu” và “Hồ” đã mô tả toàn diện nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương: có mạng lưới sông ngòi, ao hồ, cảnh quan nước dày đặc, với hơn 3000 con sông, hồ, thuộc khu vực chảy qua của 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Dương Tử và hệ thống sông Thanh Dực, với tỷ lệ mặt nước tự nhiên hơn 20%, tỷ lệ không gian xanh đô thị là hơn 40%. Điều kiện tự nhiên của Vu Hồ là lợi thế đặc trưng cho sự phát triển của đô thị bọt biển, đặt nền tảng sinh thái vững chắc cho việc xây dựng đô thị bọt biển kiểu mẫu.

Kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và các yếu tố khác, kế thừa thành công trí tuệ bọt biển

Từ đài quan sát của Công viên đất ngập nước Chu Gia Kiều, thị trấn Vu Hồ, có thể nhìn bao quát một hòn đảo thảm thực vật vô cùng tươi tốt, làn nước trong xanh. Trước đây rất lâu, đây là khu đất bị bỏ trống nằm ở dưới cầu sông Dương Từ, xung quanh bị bao bọc bởi hệ thống đường sắt, rác thải ngổn ngang, bừa bộn, người dân không ai lại gần… Nhưng sau quá tình cải tạo, giờ đây, khu vự này đã có một diện mạo hoàn toàn mới, đã trở thành một địa điểm check in nổi tiếng trên mạng Internet, thu hút người dân tới vui chơi, giải trí, thư giãn. Công viên đất ngập nước Chu Gia Kiều đã trải qua quá trình chuyển đổi ngoạn mục để trở thành vành đai thắng cảnh của ngày nay, là một hình ảnh thu nhỏ của công tác xây dựng nền văn minh sinh thái ở thị trấn Vu Hồ, là động lực chuyển đổi của một loạt các dự án khác như dự án Công viên đất ngập nước Đại Dương Hàn, Công viên đất ngập nước Lô Hoa Đãng, Công viên đất ngập nước hồ Đông Thảo, Công viên đất ngập nước Khuê Hồ... cùng tạo thành một mạng lưới cảnh quan thiên nhiên nước đặc trưng của Vu Hồ.

Không gian bờ biển Vu Hồ

Vu Hồ là điển hình của “thị trấn nước”, lịch sử phát triển gắn liền với sự bồi đắp, nuôi dưỡng của hệ thống sông Dương Tử, tuy nhiên cũng phải đối mặt với những rủi ro về lũ lụt và an toàn đô thị, nói cách khác, lịch sử phát triển đô thị của Vu Hồ cũng là một quá trình dài đấu tranh với lũ lụt. Thời nhà Tống, nơi đây đã xây dựng một công trình vùng đất lấn biển Vạn Xuân Vu, là công trình tiên phong lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu kiểm soát dòng chảy, ngăn lũ và bảo vệ mùa màng, mang đặc điểm của mô hình bọt biển ngày nay. Đến thời Minh – Thanh, hệ thống nước đã được thiết kế để đóng vai trò song song như một kênh xả lũ. Vậy nên có thể nói, việc tiến hành xây dựng, chuyển đổi bọt biển đã trở thành yêu cầu khách quan và giải pháp tất yếu trong chặng đường xây dựng và phát triển đô thị của Vu Hồ.

Trong những năm qua, Vu Hồ luôn kiên trì kế thừa và phát triển ‘trí tuệ bọt biển” và nâng cao khả năng phục hồi của đô thị nhằm thúc đẩy phát triển chất lượng cao. Từ năm 2022, Vu Hồ đã chỉnh sửa lại quy hoạch thoát nước với tư duy cốt lõi, giúp tăng cường và nâng cao hiệu quả bảo trì các công trình thoát nước và hiệu quả quản lý giám sát – khắc phục các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro ngập úng đô thị. Đồng thời, dựa vào tiềm lực và chuyên môn của Công ty TNHH Tập đoàn Viện Nghiên cứu và Thiết kế kỹ thuật Thượng Hải, Vu Hồ đã được chọn lựa trở thành đô thị thí điểm cấp quốc gia đợt II trong công tác thúc đẩy toàn diện và có hệ thống việc xây dựng đô thị bọt biển. Một số dự án bọt biển điển hình  như khu đô thị cũ Tân Viên – Lỗ Đông, Công viên Koudai Vạn Đạt, Đại lộ Sở Giang, Công viên Vân Đóa…đã được đầu tư xây dựng, chuyển đổi, với cơ chế quản lý sắc sảo và quy trình tiên tiến.

Củng cố nền tảng, nâng cao chất lượng đô thị

Báo cáo của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: phát triển chất lượng cao là nhiệm vụ hàng đầu để xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại đặc sắc Trung Quốc. Các đô thị là nơi cư trú, cung cấp các hoạt động sản xuất và đời sống quan trọng cho người dân, vậy nên, việc phát triển đô thị chất lượng cao là nhiệm vụ hàng đầu để đáp ứng nhu cầu của người dân về một cuộc sống đô thị tốt đẹp hơn. Chính quyền thị trấn Vu Hồ đã xác định nhiệm vụ quan trọng là phát triển đô thị chất lượng cao và áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống và nâng cao lợi ích xã hội cho người dân.

Công viên đất ngập nước Chu Gia Kiều

Bảo vệ sông Dương Tử, xây dựng hệ thống nước bền vững

Vào cuối thế kỷ trước, từ cầu Lỗ Cảng ở phía Nam đến cửa sông Thanh Dực ở phía Bắc, có hơn 190 bến cảng trái phép và hơn 300 đơn vị vận chuyển hoạt động dọc theo bờ sông dài 10,4 km. Các hoạt động đời sống và sản xuất như xả thải, trồng rau, đóng tàu… diễn ra một cách hỗn loạn, không có trật tự, tác động tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống của người dân địa phương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nước, đặc biệt là nước dùng để uống, sinh hoạt trong phạm vi đô thị. Sau khi thực hiện dự án cải tạo đặc biệt bờ sông Dương Tử tại thị trấn Vu Hồ, dọc bờ sông đã biến thành vành đai cảnh quan Vịnh sông ShiLi ở Vu Hồ ngày nay; thảm thực vật ven sông cảnh sắc tươi tốt, không gian trong lành, dễ chịu, phong cảnh đẹp như tranh vẽ, là nơi người dân có thể thư giãn thể chất và tinh thần.

Trung tâm thương mại Vu Hồ Cửu Tử

Được mệnh danh là “hòn ngọc của sông Dương Tử” và đô thị đổi mới tiêu biểu, nổi tiếng, đoạn bờ biển sông Dương Tử thuộc địa phận thị trấn Vu Hồ chiếm 1/3 chiều dài sông Vạn Giang. Trong những năm gần đây, Chính quyền Vu Hồ đã thực hiện triệt để nhiệm vụ chiến lược bảo vệ sông Dương Tử và hạn chế phá dỡ quy mô lớn, đồng thời dẹp bỏ hơn 200 bến bãi, nhà máy đóng tàu hoạt động trái phép, các bãi cát bất hợp pháp đã được khôi phục, chuyển đổi phủ xanh, 2.883 doanh nghiệp phi tổ chức và gây ô nhiễm môi trường đã được chấn chỉnh, 33.700 mẫu hành lang sinh thái sông Dương Tử đã được trồng rừng, gần 30 km bờ biển đã được giải phóng. Về cơ bản, không gian sinh thái trong phạm vi bán kính 1km quanh bờ biển được xanh hóa, 193,9 km đường bờ sông Dương Tử đã được thay một diện mạo mới, việc bảo vệ và phục hồi môi trường sinh thái của sông Dương Tử đã đạt được hiệu quả cao. Đồng thời, Vu Hồ đã xây dựng nền tảng quản lý thông minh toàn diện khu vực sông Dương Tử đầu tiên của địa phương nhằm thực hiện giám sát kỹ thuật số toàn lưu vực trong mọi điều kiện thời tiết và mọi trường hợp một cách toàn diện nhất, đồng thời cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn và xử lý kịp thời, hiệu quả.

 Hệ thống đường sắt thị trấn Vu Hồ

Tận dụng cơ hội thí điểm dự án bảo vệ sông Dương Tử, chính quyền thành phố Vu Hồ đã thúc đẩy hợp tác chiến lược với Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, thực hiện chuỗi chiến dịch “mỗi đô thị, mỗi chủ đề”, đầu tư tổng cộng 10,3 tỷ NDT và quỹ xử lý môi trường nước, với công suất xử lý nước thải là 305.000 tấn/ngày, xây dựng mạng lưới đường ống thoát nước mới với tổng chiều dài gần 200 km, gần 300 khu dân cư, khu đô thị cũ đang hoàn thành việc cải tạo hệ thống thoát nước mưa và nước thải, 79 vùng nước đen và có mùi đã được xử lý… Việc hoàn thành hiệu quả các công tác trên đã giúp Vu Hồ trở thành địa phưong đi đầu trong công tác xử lý ô nhiễm nước đô thị cấp quốc gia.

Cải thiện mạng lưới giao thông đô thị

Năm 2021, dự án sân bay Miên Châu và dự án đường sắt Vu Hồ đã được hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động. Trong bối cảnh vị thế của Vu Hồ như một trung tâm giao thông khu vực dần được củng cố, đồng thời mối liên hệ của địa phương với các nền kinh tế lớn trong nước ngày càng trở nên sâu sắc, việc hoàn thành sân bay Miên Châu là một bước ngoặt quan trọng, bù đắp những thiếu sót trong ngành hàng không của Vu Hồ trước đó. Việc khai trương tuyến 1 và tuyến 2 của dự án đường sắt Vu Hồ đã hiện thực hóa mô hình mạng lưới đường sắt hình chữ T, bước đầu hình thành mô hình vận chuyển đường sắt đô thị hiện đại mới kết nối 4 phương của thành phố Trường Liên Giang. Ngoài ra, trong toàn bộ quá trình xây dựng và vận hành vận tải đường sắt, ảnh hưởng đến khả năng bố trí và bảo vệ hệ thống nước và cảnh quan mặt nước đã được xem xét đầy đủ, mang lại trải nghiệm giao thông và tham quan mới cho người dân: đi lại thuận tiện, tốc độ nhanh, đồng thời có thể ngắm nhìn cảnh đẹp đô thị.

Nâng cao môi trường sống đô thị

Trong những năm gần đây, Vu Hồ đã kiên trì thực hiện mục tiêu “để cư dân không chỉ có chỗ ở mà phải đạt được môi trường hạnh phúc, đáng sống”. Trong những năm gần đây, Vu Hồ đã tiến hành cải tạo 272 khu dân cư, khu đô thị cũ tại các cấp địa phương, mang lại lợi ích cho 131.500 hộ gia đình, 79.000 căn hộ ở các khu ổ chuột đã được tu bổ, cải tạo, 621 căn nhà ở nông thôn bị hư hại nặng đã được hoàn thành cải tạo. Toàn địa bàn thị trấn có 3 dự án khu dân cư, trong đó dự án Làng Mới Lục Cảnh đã được lựa chọn làm dự án thí điểm cấp quốc gia về công tác cải tạo các khu dân cư, khu đô thị cũ. Tiến hành chiến lược “3 cải tạo” (cải tạo các khu nhà ổ chuột, cải tạo các khu dân cư, khu đô thị cũ, cải tạo đường phố và ngõ hẻm cũ) để giải quyết hiệu quả các vấn đề về ngập úng, xả thải, thiếu không gian sinh hoạt cộng đồng, nâng cao năng lực tiếp cận và ý thức của người dân về một không gian sống văn minh, an toàn, hạnh phúc.

Vành đai cảnh quan Vịnh sông ShiLi

Bảo tồn giá trị truyền thống, định hình đặc điểm đô thị

Vu Hồ là thị trấn ven sông xinh đẹp mang đậm tinh thần văn hóa Huệ Châu. Để thực hiện kế hoạch phục hưng công trình lịch sử thế kỷ, việc cải tạo, nâng cấp đô thị tại Vu Hồ được tiến hành theo hướng bảo tồn các giá trị về phong cách kiến trúc cổ và đặc trưng văn hóa truyền thống thông qua các biện pháp sử dụng cảnh quan mương nước, vườn hoa, không gian xanh trũng…để thu gom, lưu trữ, lọc sạch và tái sử dụng nguồn nước mưa theo mô hình bọt biển. Đồng thời, chính quyền thị trấn Vu Hồ đẩy mạnh công tác nghiên cứu sâu về văn hóa nước, triển khai các dự án như Công viên giải trí trải nghiệm đặc trưng văn hóa Vu Hồ - Tân Giang, trải nghiệm tham quan thưởng cảnh Vu Hồ - Dương Tử…, tạo ra một vành đai thí điểm ven sông mang tính biểu tượng địa phương đặc sắc.

Chuyển đổi xanh, kiến tạo đô thị sinh thái

Khái niệm phát triển về đổi mới, phối hợp, xanh, cởi mở và chia sẻ là khái niệm khoa học nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh của nền kinh tế - xã Trung Quốc, cũng là khái niệm mà Vu Hồ tuân thủ trong quá trình đổi mới phát triển chất lượng cao, đặc biệt là sự tích hợp hữu cơ giữa các khái niệm phát triển mới và ý tưởng phát triển lấy con người làm trung tâm, sử dụng các kết quả xây dựng hữu hình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị,  xây dựng đặc trưng văn minh sinh thái, bảo vệ các nét kiến trúc văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng môi trường sống, tối ưu hóa xây dựng và cải tạo đô thị, phấn đấu tạo ra không gian đô thị tiện nghi và hài hòa.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Sự thịnh vượng của đô thị thường gắn liền với sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Vu Hồ yêu cầu cần nâng cao chức năng, tính bền vững và chất lượng không gian sống trong sự nghiệp phát triển đô thị. Trong công tác xây dựng giao thông đô thị, cần nâng cao hơn nữa trình độ quy hoạch và xây dựng đường đô thị, phát triển mạnh mẽ giao thông công cộng, tăng cường xây dựng hệ thống giao thông đường sắt đô thị, bãi đỗ xe công cộng…để hình thành môt mạng lưới giao thông nội bộ nhanh chóng và thuận tiện. Trong công tác xây dựng mạng lưới đường ống đô thị, hệ thống mạng lưới đường ống đô thị cần được cải thiện hơn nữa để đảm bảo an toàn cho việc cấp, thoát nước và vận chuyển khí đốt đô thị, đồng thời tạo ra một hệ thống công trình công cộng tiên tiến mới. Đồng thời, tăng cường xây dựng hệ thống phòng chống lũ lụt và ngập úng đô thị, giải quyết triệt để các vấn đề hư hỏng mạng lưới đường ống ngầm, đồng bộ hóa các công trình trên và dưới mặt đất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bọt biển và có khả năng chống chịu cao, giảm mật độ bê tông hóa, đồng thời phát huy tối đa không gian xanh, vùng đất ngập nước đô thị…để thực hiện các chức năng của hệ sinh thái đối với các dòng chảy như lưu trữ tự nhiên, thâm nhập tự nhiên và lọc sạch tự nhiên…

Thúc đẩy phát triển xanh, sinh thái

Xây dựng sinh thái là chủ đề xây dựng đô thị của Vu Hồ, địa phương đang đẩy nhanh công tác kiến tạo không gian đô thị với “nước trong, trời biếc, bờ xanh, đất sạch”, hội nhập toàn diện vào công cuộc xây dựng vành đai kinh tế Dương Tử của tỉnh An Huy trong giai đoạn mới, tạo thành bức tranh đẹp về dòng sông trong vắt chảy về hướng Đông, nơi chức năng sinh thái và chức năng nhân văn phối hợp hài hòa và bổ sung cho nhau. Trong kế hoạch xây dựng nền văn minh sinh thái, củng cố và nâng cao chất lượng môi trường nước đô thị của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Vu Hồ đã nêu bật các khái niệm về phát triển xanh và bảo vệ môi trường sinh thái đô thị, nhằm tạo ra một không gian sống tươi đẹp cho cư dân. Đồng thời, dựa trên lịch sử và văn hóa truyền thống để khám phá những lợi thế sinh thái ven sông để quản lý linh hoạt không gian nước, thực hiện kết nối hữu cơ giữa mạng lưới sông hồ để tạo thành một không gian dòng chảy uốn lượn quanh đô thị mang đậm nét tinh tế và thịnh vượng, hài hòa giữa cảnh quan sông núi và con người.

Cải cách kỹ thuật số thông minh

Đổi mới công nghệ là động lực quan trọng để phát triển đô thị. Vu Hồ luôn nhấn mạnh vào việc tạo ra các đơn vị không gian sáng tạo với ứng dụng cảnh quan thông minh để phát triển một mô hình đô thị tích hợp thông minh. Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến như IoT, thuật toán kỹ thuật số, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo…để quản lý nước mưa và dòng chảy, hình thành một hệ thống thông tin dữ liệu kiểm soát ngập úng đô thị, đồng thời thực hiện chức năng giám sát trạng thái vận hành của mạng lưới đường ống theo thời gian thực và đánh giá rủi ro vận hành một cách thông minh. Bên cạnh đó, căn cứ vào điều kiện thực tế của hệ thống thoát nước và dự báo khí tượng, có thể tiến hành mô phỏng và cảnh báo về toàn bộ quá trình mưa và rủi ro ngập úng, từ đó đề ra các giải pháp khoa học để xử lý thoát nước dựa trên kết quả mô phỏng, hiện thực hóa việc kiểm soát ngập úng đô thị một cách thông minh, chặt chẽ.

Trang Tin tức Xây dựng Trung Quốc, tháng 2/2023

Ngọc Anh

Tin có liên quan

Loading ...