Ngày đăng 02/10/2023 | 12:00 AM

Trung Quốc: nâng cao trình độ quản lý khoa học hạ tầng đô thị

(BXD) Báo cáo của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xuất việc phát triển đô thị cần kiên trì tuân thủ mục tiêu “đô thị của nhân dân, do nhân dân xây dựng, phục vụ nhu cầu của nhân dân”, cần nâng cao trình độ quy hoạch, xây dựng và quản trị đô thị, thực hiện đổi mới đô thị, tăng cường xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, kiến tạo các đô thị thông minh, có khả năng chống chịu và đáng sống.

Trong những năm gần đây, nhiều địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý môi trường, nổi bật là xây dựng, cải tạo và bảo trì cầu, đường, chuyển hướng thoát nước mưa, nước thải, tái thiết các khu vực dễ bị ngập úng và cái tạo mạng lưới các tuyến cáp trên không... qua đó cải thiện đáng kể môi trường đô thị cũng như khả năng chịu tải cơ bản của các đô thị. Tuy nhiên, do cơ sở phát triển chưa vững nên một số đô thị miền Trung và Tây Trung Quốc vẫn còn hạn chế trong quản lý đô thị theo hướng khoa học tinh tế. Sự thiếu hụt về lực lượng quản lý và trình độ khoa học công nghệ là những vấn đề nổi cộm - nhận định của bà Vương Nhuận Mai, Viện bảo đảm thoát nước đường bộ 2 thuộc Trung tâm quản lý xây dựng công trình công cộng thành phố Thái Nguyên (tỉnh Sơn Tây), Phó Giám đốc Nhóm đường thủy số 3.

Nền tảng quản lý kỹ thuật lưới điện số đưa Chính phủ số Trung Quốc vào giai đoạn phát triển mới

Bà Vương Nhuận Mai phân tích, trong quá trình thực hiện vận hành và bảo trì các đường ống thoát nước ngầm, do một số tuyến đường đô thị được phân chia thuộc quản lý đô thị hoặc quản lý đường bộ đã đưa đến một số điểm mù trong quản lý, chỉ khoảng 25% hệ thống thoát nước đô thị được quản lý và duy trì hoạt động. Hay trong quá trình thi công tàu điện ngầm chẳng hạn, mạng lưới đường ống ngầm thi thoảng có sự thay đổi, cải tạo, nâng cấp…nếu không có phương pháp giám sát hiệu quả sẽ dễ sinh lộn xộn, mất trật tự trong quản lý đô thị.

Trung tâm dữ liệu lớn quản lý tích hợp 4 nền tảng (chỉ huy thống nhất, tích hợp cấp cơ sở, quản trị phòng ngừa rủi ro, dịch vụ công)

Để giải quyết tốt hơn các vấn đề còn tồn tại trong quản lý đô thị và nâng cao hơn nữa trình độ khoa học quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, bà Vương Nhuận Mai đề xuất nên chú trọng vào các khía cạnh sau:

Thứ nhất, cần tăng cường các cơ chế ưu đãi dành cho việc quản lý cơ sở hạ tầng đô thị. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đặc biệt về nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý hạ tầng đô thị, có thể tuyển dụng lao động có trình độ học vấn không cao để thực hiện bảo trì chuỗi cơ sở vật chất bước đầu. Ngoài ra, xét đến thuộc tính phúc lợi công cộng, cần tăng cường hỗ trợ chính sách để thu hút nhân tài; xác định đơn vị quản lý để bảo đảm việc thực hiện các chức năng công vụ của mỗi đơn vị.

Thứ hai, cần tăng cường đầu tư cho công nghệ và trí tuệ thông minh trong quản lý đô thị; sử dụng công cụ kỹ thuật dựa trên nhu cầu của các công trình, dự án để nâng cao chất lượng, mức độ hoạt động, vận hành hiệu quả đô thị. Tăng cường đầu tư toàn diện cho công tác quản lý đô thị lại các khu vực kém phát triển, thực hiện cải cách tổng thể từ phương thức quản lý đến hệ thống quản lý. Cần thiết lập hệ thống quản lý theo mô hình cơ sở dữ liệu đồng nhất để có thể giám sát toàn diện, cụ thể từng quy trình, giai đoạn của công tác quản lý hạ tầng đô thị. Cần hiện thực hóa cơ chế quản lý, chỉ huy thống nhất, kiểm soát thống nhất, phân công lao động và hợp tác rõ ràng. Về phương thức quản lý, coi số hóa và kết nối dữ liệu, Internet là phương tiện chính để thiết lập và cải thiện nền tảng dịch vụ toàn diện phục vụ quản lý đô thị, đồng thời mở rộng phạm vi và địa bàn phục vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị.

Báo Xây dựng Trung Quốc tháng 3/2023

ND: Ngọc Anh


Tin có liên quan

Loading ...