Trang chủ
Tin tức
Tin hoạt động
Tin tổng hợp
Tin quốc tế
Văn bản
KHCN & MT
Phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn - quy chuẩn
Tài liệu - Hướng dẫn
Chuyên đề - tổng luận
Hướng dẫn - chỉ dẫn
Công trình xanh
KHCN
::
Tin chi tiết
Ngày đăng 29/09/2024 | 12:00 AM
Định hướng xanh - Tương lai của các khu công nghiệp Việt Nam
Lượt xem: 5 | Chia sẻ: 0
(BXD) Bàn về sinh thái công nghiệp và chuyển đổi xanh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư Vương Thị Minh Hiếu cho biết, hiện nay trên thế giới khá phổ biến quan niệm cho rằng hoạt động công nghiệp là một hệ sinh thái do con người tạo ra nhưng vận động như một hệ sinh thái tự nhiên, trong đó chất thải hay phụ phẩm của hoạt động này được sử dụng là nguyên liệu đầu vào của hoạt động khác.
Bàn về sinh thái công nghiệp và chuyển đổi xanh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư Vương Thị Minh Hiếu cho biết, hiện nay trên thế giới khá phổ biến quan niệm cho rằng hoạt động công nghiệp là một hệ sinh thái do con người tạo ra nhưng vận động như một hệ sinh thái tự nhiên, trong đó chất thải hay phụ phẩm của hoạt động này được sử dụng là nguyên liệu đầu vào của hoạt động khác. Hệ sinh thái công nghiệp có tương tác với hệ sinh thái tự nhiên nhằm chuyển đổi từ quy trình công nghiệp tuyến tính sang quy trình công nghiệp tuần hoàn tương tự như hệ sinh thái tự nhiên.
Theo số liệu từ Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong giai đoạn từ 2014-2019, trên phạm vi toàn quốc đã có 72 doanh nghiệp tại 4 khu công nghiệp (Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ) xác định 900 giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, tiết kiệm trên 22.000 MWh điện, 600.000 m3 nước, 140 TJ nhiên liệu hóa thạch, gần 3.600 tấn hóa chất và chất thải, tiết kiệm được 76 tỷ đồng/năm thông qua việc cắt giảm năng lượng tiêu thụ, tài nguyên, vật liệu và giảm 32 Kt khí thải CO2 hàng năm.
Từ năm 2020 đến nay, cả nước tiếp tục thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Hải Phòng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh; trong đó 90 doanh nghiệp tại 4 khu công nghiệp đã xác định được 889 giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (trong đó 355 giải pháp đã được thực hiện) và 62 cơ hội cộng sinh công nghiệp góp phần tiết kiệm 10.553 MWh điện/năm; 269.360 m3 nước/năm, giúp giảm phát thải 8.910 tấn carbon tương đương/năm và đem lại lợi ích kinh tế khoảng 2,9 triệu USD/năm cho các doanh nghiệp.
Tại diễn đàn, với tham luận “Định hướng xanh - Tương lai của các khu công nghiệp Việt Nam”, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư Vương Thị Minh Hiếu nêu bật những ích lợi của khu sinh thái công nghiệp, đó là: thực hiện mục tiêu quản lý năng lượng các hoạt động công nghiệp và khu công nghiệp theo hướng bền vững; thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường; giảm các rủi ro kinh tế, môi trường và xã hội; giảm sử dụng nguyên vật liệu, nước và năng lượng, hóa chất độc hại; giảm thiểu phát thải khí nhà kính; tiết kiệm chi phí sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao; cải thiện sức khỏe và an toàn cho người lao động; tiếp cận công nghệ mới và cơ chế hỗ trợ tài chính xanh; chia sẻ nguyên vật liệu sản xuất; chia sẻ các tiện ích trong khu công nghiệp; tăng chất lượng sống cho cộng đồng; thực hiện kinh tế tuần hoàn trong phạm vi thành phố, địa phương.
Do đó, trong quá trình xây dựng hạ tầng xanh cho các hoạt động công nghiệp cần quan tâm yếu tố xanh, sinh thái, phát thải thấp ngay từ khâu quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các hoạt động công nghiệp bao gồm các khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt đối với việc xây dựng các khu công nghiệp sinh thái mới từ đầu để giảm thủ tục đánh giá, chứng nhận xanh với nhà đầu tư thứ cấp sau này.
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái, bao gồm cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá, vật liệu xây dựng, trang thiết bị dùng trong công trình sẽ thuận lợi hơn trong việc đánh giá, chứng nhận nguồn gốc xanh của sản phẩm. Việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong các khu công nghiệp sinh thái là giải pháp giảm thuế carbon khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường lớn (EU). Hạ tầng xanh của khu công nghiệp, khu kinh tế góp phần sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng chất thải, nước thải, thực hiện kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh hướng tới phát thải ròng bằng 0.
Về định hướng đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp sinh thái trong thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vương Thị Minh Hiếu cho biết, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tập trung hoàn thiện các văn bản và hướng dẫn thực hiện khu công nghiệp sinh thái; tăng cường cơ chế phối hợp liên Bộ giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan cho khu công nghiệp sinh thái (tái sử dụng chất thải rắn và nước thải, cơ chế lắp đặt và sử dụng năng lượng điện mặt trời áp mái trong khu công nghiệp), lồng ghép các giải pháp khu công nghiệp sinh thái, phát triển hạ tầng xanh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương theo định hướng, lộ trình về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, lộ trình phi carbon hóa của Chính phủ; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các khu công nghiệp để hoàn thành việc chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái và xây dựng các khu công nghiệp sinh thái mới, hoàn thiện việc xây dựng hạ tầng xanh cho sản xuất công nghiệp.
Đồng thời tăng cường các hoạt động tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp thứ cấp thực hiện khu công nghiệp sinh thái; đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm lan tỏa việc thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái; tăng cường huy động các nguồn lực từ các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế, quỹ tài chính khí hậu, các đối tác chuyển đổi năng lượng, ngân hàng thương mại và khu vực tư nhân nhằm thu hút thêm nguồn lực đẩy nhanh hơn quá trình triển khai khu công nghiệp sinh thái, phát triển hạ tầng xanh.
Theo bà Vương Thị Minh Hiếu, phát triển bền vững không còn là khẩu hiệu, mà đang thực sự trở thành xu thế tất yếu, là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh. Nhiều địa phương và nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp xác định việc phát triển khu công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách, để kiến tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Mặt khác, việc phát triển các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp xanh cũng trở thành yêu cầu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và thực hiện cam kết tại COP 26 để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Do đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, có khoảng 40-50% địa phương chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái; 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái từ bước lập quy hoạch, xây dựng và định hướng ngành nghề thu hút đầu tư.
Trần Đình Hà
Lượt xem: 5 | Chia sẻ: 0
Tin có liên quan
Loading ...
Thông báo
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2024
Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh ...
Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp đơn vị chủ trì thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp bảo ...
Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023
Thông báo đề xuất các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường từ nguồn sự nghiệp môi trường năm 2022 và ...
Bổ sung giải pháp theo QCVN 06:2010/BXD đối với công trình Khu phức hợp B3-CC1 khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây
Giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng QCVN 13:2018/BXD
Luận chứng kỹ thuật bổ sung giải pháp thiết kế đảm bảo PCCC cho công trình Tháp A dự án Sunbay Park Hotel & Resort
Thư viện hình ảnh
Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
Ngày môi trường thế giới 2022
Tiết kiệm năng lượng, công trình xanh
Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ
VIDEOS
Đối tác
CHUYÊN TRANG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH XÂY DỰNG
Địa chỉ: Số 37 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.39760271
Fax: 024.39780676
Email: khcn@moc.gov.vn
LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI:
...
COPYRIGHT © 2024 BY BỘ XÂY DỰNG