Nâng cao năng lực phòng ngừa và kiểm soát rủi ro đô thị
Việc triển khai các dự án an toàn hạ tầng đô thị đang được đẩy mạnh trên toàn quốc. Các tỉnh An Huy, Quảng Đông, Tứ Xuyên và nhiều địa phương khác đã và đang xây dựng thành công hệ thống quản lý vận hành an toàn dự án hạ tầng đô thị; mọi dữ liệu từ mạng lưới đường ống dưới lòng đất đến hệ thống cầu đường trên cao được thu thập và phân tích cụ thể, rõ ràng, qua đó có thể phát hiện, đánh giá và khắc phục rủi ro một cách nhanh chóng, kịp thời. Ngoài ra, một số địa phương đã tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng mới để thúc đẩy quá trình số hóa, thông tin hóa và chuyển đổi thông minh toàn đô thị.
Nền tảng trực quan hóa đô thị thông minh
Việc vận hành hệ thống quản lý giám sát an toàn đô thị tại thành phố Minh Quang, tỉnh An Huy đã hoàn thành và chính thức đi vào thử nghiệm. Nhiệm vụ xây dựng dự án kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm các lĩnh vực trọng điểm như khí đốt, cầu đường, cấp thoát nước…cũng đã hoàn thành. Chính quyền thành phố Minh Quang cho biết đã kết hợp việc xây dựng các dự án hạ tầng đô thị với công tác rà soát hạ tầng đô thị, thiết lập cơ sở hạ tầng dữ liệu đô thị đối với cả các công trình hạng mục trên mặt đất cũng như ngầm dưới đất;, xây dựng và lắp đặt 28 điểm giám sát đồng hồ đo lưu lượng và áp suất nước, 60 điểm giám sát rò rỉ trực tuyến, 79 điểm giám sát vòi chữa cháy thông minh, 1301 điểm giám sát rò rỉ khí và 1 trung tâm giám sát trực tuyến toàn diện theo thời gian thực. Nhờ đó, việc quản lý, giám sát và cảnh báo sớm tại các cơ sở trọng điểm và hệ thống đường ống ngầm tại các khu vực đô thị trọng yếu được tiến hành kịp thời.
Tỉnh Hà Nam đẩy mạnh xây dựng hệ thống giám sát vận hành an toàn đô thị trên nền tảng dịch vụ quản lý vận hành đô thị, tập trung vào “3 cao điểm” (rủi ro cao, độ nhạy cao, hậu quả cao), triển khai các cơ sở cảm biến IoT để hình thành một mạng lưới giám sát và cảm biến trong các công tác đô thị (khí đốt đô thị, cầu đường, thoát nước…), hiện thực hóa việc thu thập dữ liệu tự động, quản lý giám sát tự động, xác định rủi ro và nhận thức toàn diện về dữ liệu vận hành an toàn cơ sở hạ tầng đô thị. Ngoài ra, việc áp dụng các thiết bị đầu cuối thông minh như nhận thức rủi ro thang máy và chỉ báo parabol sar cũng đang được đẩy mạnh tại nhiều địa phương.
Trong năm 2023, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy đã triển khai chiến lược “vì nhân dân phục vụ” trong lĩnh vực xây dựng trên cơ sở quản lý giám sát chặt chẽ 137 cây cầu và 7.316 km đường ống trong phạm vi thành phố; hoàn thiện chức năng của hệ thống giám sát vận hành an toàn cho các dự án hạ tầng đô thị; giám sát đầy đủ, chi tiết các khu vực trọng điểm dễ xảy ra rủi ro trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt, cấp thoát nước, dẫn nhiệt…đồng thời mở rộng ứng dụng trong các kịch bản khác như thang máy, phòng cháy chữa cháy, thi công xây dựng.
Thượng Hải đang thúc đẩy điều phối việc nghiên cứu và ứng dụng thiết bị cảm biến thông minh trong các cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, đồng thời thúc đẩy xây dựng hơn 20 triệu nút cảm biến IoT trong toàn thành phố; nghiên cứu về các thiết bị cảm biến như cảm ứng địa từ, cảm ứng hồng ngoại và đầu báo khói độc lập để đưa vào hỗ trợ hạ tầng tại các khu đô thị mới. Các hạn chế trong hệ thống cơ sở hiện tại sẽ được rà soát cụ thể và khắc phục hợp lý; thực hiện chức năng cảnh báo sớm tự động và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn.
Thúc đẩy chuyển đổi thông minh cơ sở hạ tầng hiện có
Ngoài việc đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng mới, nhiều địa phương đang tích cực thúc đẩy ứng dụng các giải pháp IoT và chuyển đổi thông minh hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng hiện có; các công tác quản lý bãi đậu xe, xử lý rác thải…cũng được nâng cấp thường xuyên để nâng cao năng lực phát triển bền vững.
Trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Thiên Tân đã triển khai nâng cấp các bãi đỗ xe thông minh, thúc đẩy xây dựng nền tảng quản lý bãi đỗ xe thông minh cấp thành phố và cấp quận, tích hợp các tài nguyên đỗ xe công cộng, thiết lập hệ thống đỗ xe tích hợp thông minh; tăng cường xây dựng và cải tạo hạ tầng cộng đồng thông minh, thiết lập các nguồn cung cấp nước, điện, khí thông minh; kiểm soát tiết kiệm năng lượng thông minh, quản lý hệ thống sạc điện công cộng thông minh, mở rộng các kịch bản ứng dụng của công nghệ cảm biến thông minh.
Thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam thúc đẩy vận dụng tối đa các giải pháp dữ liệu lớn, IoT, điện toán đám mây để thực hiện chuyển đổi hạ tầng đô thị thông minh, thúc đẩy nâng cấp thông minh cơ sở hạ tầng môi trường đô thị, tích hợp thiết lập hệ thống xử lý thông minh đối với toàn bộ quy trình thu gom, lưu trữ, vận chuyển, phân loại và xử lý chất thải đô thị. Địa phương đã lên kế hoạch xây dựng một số kịch bản ứng dụng điển hình về bảo vệ môi trường thông minh, nâng cấp hệ thống giám sát tự động chất lượng không khí tại các thị trấn và làng mạc trọng điểm, hiện thực hóa mục tiêu giám sát tự động linh hoạt toàn diện đô thị. Mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt được phạm vi bao phủ rộng rãi trong quản lý giám sát trực tuyến linh hoạt lượng phát thải ô nhiễm từ các doanh nghiệp sản xuất điện đốt rác thải sinh hoạt và các cơ sở xử lý nước thải đô thị tập trung.
Áp dụng Dữ liệu lớn trong quản lý cơ sở hạ tầng đô thị
Thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến đã kết hợp các cảm biến IoT và hệ thống truyền thông vào công tác quản lý quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng thống nhất, thiết lập nền tảng quản lý cảm biến IoT cấp thành phố và hỗ trợ phát triển đa dạng các kịch bản ứng dụng IoT trong quản trị đô thị và sản xuất công nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy triển khai các thiết bị cảm biến đầu cuối thông minh trong hệ thống hạ tầng công cộng, đường ống cấp nước, cấp khí đốt, dự kiến hoàn thành việc xây dựng hệ thống chiếu sáng thông minh vào cuối năm 2025.
Tối ưu hóa môi trường ứng dụng
Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị là một trong những nội dung quan trọng để ổn định tăng trưởng. Để giải quyết hiệu quả tình trạng tắc nghẽn vốn, việc tối ưu hóa cơ cấu vốn và huy động sự nhiệt tình của các bên đầu tư là những vấn đề trọng tâm mà công tác xây dựng hạ tầng đô thị cần chú trọng. Trong việc thúc đẩy xây dựng hạ tầng đô thị, nhiều địa phương đã tăng cường, khuyến khích các nguồn vốn tư nhân tham gia vào các dịch vụ đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng mới.
Tích hợp nhiều giải pháp công nghệ thông minh trong kiểm soát cơ sở hạ tầng đô thị
Thượng Hải, Hạ Môn và nhiều tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh mở rộng các kịch bản ứng dụng thí điểm, hướng dẫn đầu tư thị trường và tối ưu hóa môi trường phát triển cho các công nghệ và ứng dụng mới. Thượng Hải thúc đẩy dự án thí điểm Quỹ tín thác đầu tư bất động sản trong lĩnh vực hạ tầng, hỗ trợ các tổ chức tài chính liên quan thực hiện các dự án tín dụng với lãi suất ưu đãi đặc biệt cho lĩnh vực hạ tầng mới, điều chỉnh tổng mức đầu tư vào các dự án; đồng thời nghiên cứu và xây dựng các biện pháp khuyến khích liên quan đến hạ tầng mới và các danh mục hỗ trợ hướng dẫn đầu tư đối với các loại hình quỹ khác nhau. Thành phố Hạ Môn áp dụng toàn diện đa dạng nhiều cấp độ và loại hình đầu tư khác nhau như ngân sách chính phủ, trái phiếu đặc biệt, công cụ tài chính phát triển chính sách trái phiếu dooanh nghiệp…để tối ưu hóa hỗ trợ tài chính cho cơ sở hạ tầng mới; thiết lập hệ thống mở cho các kịch bản ứng dụng công nghệ số; công bố danh mục các tiêu chuẩn ứng dụng, cung cấp môi trường để thử nghiệm, ứng dụng các giải pháp công nghệ, dịch vụ mới. Tỉnh Hà Nam coi các dự án đầu tư lớn là kim chỉ nam để thúc đẩy đột phá trong các lĩnh vực trọng điểm và các liên kết chính của chuỗi ngành cơ sở hạ tầng mới, ban hành nhiều chính sách thu hút nhân tài và các cơ chế liên quan khác để phục vụ công tác nâng cấp hạ tầng đô thị.
Trang Tin tức Xây dựng Trung Quốc, tháng 10/2023
ND: Ngọc Anh