Kiến trúc cộng đồng là một hướng riêng trong ngành kiến trúc (Community Architecture). Sự ra đời của kiến trúc cộng đồng từ những năm 1980 khi mà văn hóa của người sử dụng được kiến trúc sư xem như quan trọng nhất trong quá trình thiết kế. Đến những năm gần đây, xu hướng này đã dần hòa vào ý thức của mỗi kiến trúc sư khi bắt đầu làm việc với bất kì công trình nào, từ quy hoạch cho đến các tòa nhà cao tầng, Văn phòng Chính phủ, hay chỉ là trạm xăng, hay trạm xe bus đều suy nghĩ chung đến cộng đồng người sử dụng mà tập trung vào các điểm sau: công trình được sử dụng hiệu quả cao về không gian sử dụng, kiến trúc, vận hành; công trình phục vụ cho nhiều tầng lớp xã hội; công trình đóng góp hiệu quả cao về văn hóa và giảm thiểu chi phí công (chi phí đầu tư, chi phí sử dụng...). Theo nghĩa rộng hơn, kiến trúc cộng đồng cũng có thể đề cập đến các tòa nhà được thiết kế cho người dân sử dụng hoặc kích thích sự tham gia và gắn bó trong cộng đồng địa phương, nghĩa là chức năng và sự tồn tại của chúng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng và/hoặc đáp ứng nhu cầu xã hội cần thiết. Một dự án kiến trúc cộng đồng lý tưởng bao gồm cả hai định nghĩa này, ví dụ: dự án được thiết kế với sự cộng tác của các thành viên cộng đồng có liên quan và cuối cùng phục vụ cộng đồng tốt hơn sau khi hoàn thành. Kiến trúc cộng đồng sẽ mang lại cho mọi người quyền kiểm soát và đóng góp tốt hơn vào việc thiết kế các tòa nhà nơi họ sinh sống hoặc sử dụng hàng ngày, giải quyết và đáp ứng các nhu cầu chung của cộng đồng.
Những căn nhà nổi thuộc dự án Schoonschip
Thư viện cộng đồng Winthrop, Winthrop, Washington
Winthrop-một thị trấn nhỏ ở trung tâm Thung lũng Methow của Washington, do không có thư viện nhỏ với khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và tài nguyên đa phương tiện, đang rất cần một thư viện có khả năng đáp ứng giáo dục, giải trí cho nhu cầu cộng đồng. công ty kiến trúc Johnston Architects đã đưa ra giải pháp cho vấn đề: hàng trăm nhận xét và yêu cầu đã được công ty thu thập và được sử dụng để thiết kế một thư viện đáp ứng các mục tiêu của cộng đồng và giải quyết tính hiệu quả.
Tổ hợp căn hộ Edwin M. Lee, San Francisco
Thiết kế tòa nhà với sơ đồ mặt bằng mở linh hoạt và liên tục điều chỉnh cách bố trí không gian cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng đối với các hoạt động. Các không gian đa dạng, từ chỗ ngồi thoải mái bên cửa sổ đọc sách và khu vực học tập yên tĩnh đến khu vực dành cho thanh thiếu niên và trẻ em năng động hơn, phòng họp linh hoạt có thể chia nhỏ, không gian được ngăn ra có thể tổ chức các sự kiện lớn hơn. Thư viện Winthrop có khả năng chứa hơn 20.000 tài liệu và có một phòng cộng đồng lớn tổ chức các sự kiện, cuộc họp và các chương trình khác.
Nhà nổi Schoonschip Amsterdam, Hà Lan
Amsterdam là thành phố cảng, đồng thời có hệ thống kênh rạch, đường thủy chằng chịt. Đương nhiên, thành phố phải đối mặt thường xuyên với hiện tượng ngập lụt và thiếu diện tích đất ở. Để giải quyết vấn đề, thay vì xây dựng hệ thống ngăn chặn dòng nước xâm nhập vào cuộc sống của con người, chính quyền Amsterdam đã lựa chọn sống chung với nó.
Tổ hợp Florence Mills Apartments
Nhà nổi ở Amsterdam là một nét văn hóa độc đáo, cũng đồng thời là sản phẩm thông minh của kiến trúc trên con đường tìm kiếm một phong cách sống hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Các kiến trúc sư Hà Lan đã xây dựng chiến lược sống bền vững cho cộng đồng sống trong nhà nổi từ hệ thống chuyển đổi chất thải thành năng lượng, hệ thống hấp thụ nhiệt từ nước, hệ thống ứng phó với nước dâng và nhiều hệ thống kỹ thuật xây dựng khác. Khu nhà ở nổi Schoonschip gồm 46 ngôi nhà trên mặt nước là một trong những dự án nhà nổi có tầm nhìn bền vững nhất Amsterdam, là nơi sinh sống của khoảng 150 cư dân, trong đó có khoảng 40 trẻ em. Hệ thống nhà nổi được đặt trên 30 con tàu. Bắt đầu xây dựng từ năm 2010 và chính thức hoàn thành vào năm nay, Schoonschip mất một thập kỷ để chứng minh sự thành công của mô hình kiến trúc thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án cung cấp những ngôi nhà được thiết kế khác nhau, cho phép chủ nhân sáng tạo và lựa chọn phong cách cho ngôi nhà của mình.
Green Square Complex, Bắc Carolina
Điểm chung trong kiến trúc của những căn nhà nổi là có mái nghiêng được lắp đặt hệ thống điện mặt trời, và được xây dựng bằng phương pháp xây dựng tiền chế - chế tạo các bộ phận tại nhà máy và lắp ráp tại khu vực đã định. Bề rộng của nhà nổi không vượt quá 6,5m theo quy định, do đó đồ nội thất cũng thuộc dạng tháo lắp linh hoạt để tiết kiệm không gian. Hệ thống nhà được kết nối bằng một cây cầu tạo thành đường đi chung, cho phép cư dân kết nối, giao lưu với nhau. Hệ thống lưới năng lượng mặt trời toàn diện cũng đồng thời cho phép các gia đình chia sẻ năng lượng. Cùng với đó, các kỹ sư cũng ứng dụng công nghệ trao đổi nhiệt chìm cho phép điều chỉnh nhiệt độ của nước, xử lý nước thải để tạo ra năng lượng. Nước xám từ vòi hoa sen, máy giặt, máy rửa bát và các thiết bị khác được xử lý tại chỗ và tái sử dụng trong khi nước đen được thu thập, lên men và chuyển hóa thành năng lượng tại nhà máy lọc sinh học.
Tòa nhà Solar Carve nổi bật như được chạm khắc bởi những tia sáng mặt trời
Tất cả công nghệ hiện đại được ứng dụng trong dự án nhà này đều hướng tới duy nhất một mục đích là tạo một vòng tròn phát triển cho cộng đồng cư dân, khi con người tiêu thụ toàn bộ những gì mình thải ra và không làm hại đến môi trường. Điều đó cũng có nghĩa là,con người có thể sống thoải mái cùng tự nhiên trong những căn nhà nổi hiện đại trên sông.
Những công ty kiến trúc khởi xướng dự án Schoonschip như Space & Matter, Waterstudio cũng đã bắt đầu xuất khẩu ý tưởng nhà nổi sang các quốc gia và thành phố khác như New York (Mỹ), Bangladesh, Male (Maldives), các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất… Không thể phủ nhận, những căn nhà nổi cùng với hệ thống vòng tròn năng lượng đã trở thành một giải pháp hiệu quả giúp con người sống hòa đồng cùng thiên nhiên với tiêu chí cả 2 bên cùng có lợi. Mái nhà xanh chiếm ít nhất một phần ba diện tích mái nhà cho phép cư dân tự trồng lương thực đồng thời có tính năng làm mát thụ động, giảm nhu cầu sưởi ấm và làm mát bên trong.
Thư viện La Conner Swinomish, La Conner, Washington
Thư viện nằm trong một thị trấn nhỏ, ven biển La Corner, Washington, rộng 1.500 foot vuông, có thiết kế tôn vinh các yếu tố của cả văn hóa Coast Salish và quá khứ lịch sử của thị trấn. Thư viện được xây dựng gần như hoàn toàn từ CLT có nguồn gốc địa phương - một sản phẩm gỗ được thiết kế có hàm lượng carbon thấp với cường độ nén cao tương tự như bê tông. Các chi tiết và tấm ốp bằng gỗ, cùng với các gờ trang trí và cửa sổ cân đối theo chiều dọc, giúp tòa nhà mô phỏng phong cách kiến trúc lịch sử từ những năm 1800 của La Conner.
Điều đầu tiên du khách nhìn thấy khi đến thư viện mới là cột gỗ tuyết tùng cao 18 feet bên ngoài lối vào phía trước. Cột mô tả một người Salish truyền thống với đôi tay dang rộng ở chân cột, hai con cá hồi tượng trưng cho nguồn dinh dưỡng và tài nguyên, và một con đại bàng trên đỉnh tượng trưng cho trí tuệ. Thư viện La Conner Swinomish đã được chứng nhận LEED Silver, cung cấp khả năng truy cập máy tính công cộng cho người dân, không gian đọc chuyên dụng và phòng họp lớn. Nhân viên thư viện cũng có những khu vực mới để làm việc và toàn bộ tòa nhà có khả năng chứa nhiều khách hàng hơn và chứa nhiều sách hơn vị trí cũ.
Được thiết kế bởi LMSA, Edwin M. Lee Apartments là dự án cung cấp nhà ở cho cả những gia đình có thu nhập thấp và những cựu chiến binh. Tòa nhà được thiết kế tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời tại chỗ, có sân vườn yên tĩnh và các tính năng khác giúp cư dân phục hồi sau chấn thương. Dự án cung cấp 47 căn hộ cho các gia đình có thu nhập thấp và 62 căn hộ cho cựu chiến binh vô gia cư trước đây.
Tầng trệt của tòa nhà cung cấp các dịch vụ cho cư dân, hàng xóm và cộng đồng nói chung; các tiện nghi bao gồm phòng máy tính, dịch vụ cư trú tại chỗ, tiện nghi giặt là, phòng cộng đồng riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên, phòng sinh hoạt cộng đồng lớn và nhà bếp, sân trung tâm và vườn cộng đồng. Nhu cầu của cả cựu chiến binh và các hộ gia đình đều được đáp ứng. Tổ hợp được thiết kế theo nguyên lý và quy tắc của “kiến trúc chữa lành tổn thương tinh thần – trauma-informed design”. Khi thực hiện quy trình thiết kế này, tất cả các quyết định về vật chất phải được sàng lọc qua góc nhìn của tâm lý học, khoa học thần kinh, sinh lý học và các yếu tố văn hóa. Mục đích là tạo ra không gian được thiết kế độc đáo, nơi tất cả người ở đều cảm thấy an toàn (xét cả về tính an ninh và sự an toàn trong nhận thức), tôn trọng, kết nối, có thể tự kiểm soát và luôn có được niềm vui. Lối kiến trúc này được truyền tải thông qua thiết kế sân chơi nhiều tầng ở khu vực trung tâm (thú cưng và động vật có thể tiếp cận nơi này); các chỗ ngồi bán riêng tư; bức tường chơi bóng cho trẻ em; lối đi dốc cực rộng cho mọi người dễ tiếp cận.
Theo Gwen Fuertes - kiến trúc sư và nhà khoa học xây dựng của LMSA, dự án đã đặt ra một tiêu chuẩn mới cho thiết kế công bằng, hướng tới cộng đồng, tạo ra một khu phức hợp lành mạnh, tiết kiệm năng lượng, mang lại giá trị xã hội, kinh tế và môi trường cho người dân và cộng đồng lớn hơn.
Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Bergami, West Haven
Trung tâm Bergami thuộc Đại học New Haven là trung tâm liên ngành dành riêng cho việc học tập, sáng tạo và cải thiện xã hội. Được thiết kế như một không gian nơi sinh viên thuộc mọi chuyên ngành có thể đến học tập, sáng tạo và cộng tác, Trung tâm Bergami bao gồm các lớp học khoa học, lớp học “thông minh” được hỗ trợ công nghệ, xưởng sản xuất đa phương tiện, không gian sáng tạo và quán cà phê. Từ quan điểm bền vững, trung tâm có chiến lược chiếu sáng ban ngày chất lượng, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện, nồi hơi và máy làm lạnh hiệu suất cao, hệ thống thông gió được kiểm soát theo yêu cầu, có tấm che nắng bên ngoài và được xây dựng một phần từ vật liệu tái chế, tất cả đều giúp trung tâm đạt được chứng nhận LEED Gold .
Tổ hợp Florence Mills Apartments, Los Angeles
Được phát triển bởi Tập đoàn Nhà ở cộng đồng Hollywood, khu phức hợp căn hộ Florence Mills được coi là một loại dự án nhà ở khác biệt. Quy hoạch của khu nhà theo hướng cởi mở, hấp dẫn và lạc quan, lấy con người làm trung tâm - từ hướng đến ban công, cửa sổ và hành lang được thiết kế thân thiện cộng đồng thay vì cô lập hoặc tách biệt cư dân khỏi cộng đồng. Khía cạnh thu hút nhất của tòa nhà chung cư là những bức tranh tường lớn, đầy màu sắc, cư dân ở đây có toàn quyền kiểm soát các thiết kế này. Những cư dân sinh sống lâu năm trong khu vực đã chọn nghệ sĩ địa phương Myisha Arellano để vẽ các bức tranh tường. Để đảm bảo giá cả phải chăng và dễ tiếp cận, tất cả 74 căn hộ đều được giới hạn cho các hộ gia đình có mức thu nhập thấp, rất thấp và cực thấp, với giá thuê từ 507 USD đến 1.171 USD mỗi tháng. Bản thân tòa nhà được đặt trong khoảng cách đi bộ đến các cửa hàng, hiệu tạp hóa, dịch vụ thiết yếu và phương tiện công cộng. Florence Mills Apartments không chỉ cung cấp căn hộ để ở mà còn có không gian bán lẻ thương mại rộng 5.000 feet vuông được Tổ chức Nhạc sĩ trẻ thuê - một tổ chức chuyên mở các lớp học âm nhạc miễn phí, hội thảo, buổi hòa nhạc, phòng thí nghiệm ghi âm và công nghệ âm nhạc cũng như các chương trình nghệ thuật cho cư dân.
Thư viện trung tâm Austin
Thư viện Trung tâm Austin đã biến một không gian từng không thể ở được trở thành một khu phố nhộn nhịp, thịnh vượng, đa dạng dân cư. Được xây dựng trên một khu đất bỏ hoang trước đây từng thuộc về Nhà máy điện Seaholm hiện đã ngừng hoạt động, Thư viện Trung tâm Austin được chứng nhận Bạch kim LEED, có diện tích 198.000 feet vuông và phục vụ ước tính hơn 4.500 người mỗi ngày. Thư viện bao gồm các không gian học tập hợp tác, phòng sinh hoạt cộng đồng, hiệu sách, quán cà phê cũng như khu bếp trình diễn nấu ăn và được chiếu sáng gần như hoàn toàn bằng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Kể từ khi thư viện hoàn thành vào năm 2017, các đường dành cho xe đạp và lối đi dành cho người đi bộ đã được thiết kế thêm vào khu vực xung quanh và toàn bộ địa điểm này đã trở thành khu sinh thái đầu tiên của Austin, đi tiên phong trong một loạt các hoạt động bền vững về môi trường, phục hồi và lấy con người làm trung tâm.
Bảo tàng Munch, Oslo, Na Uy
Khi Edvard Munch, họa sĩ người Na Uy vẽ bức tranh “The Scream”, qua đời vào năm 1944, ông đã tặng hơn 27.000 tác phẩm của mình cho thành phố Oslo với điều kiện tất cả mọi người đều có thể tiếp cận chúng và đặt chúng trong một không gian duy nhất. Bảo tàng Munch là sự đáp ứng mong muốn đó của người họa sĩ, đồng thời là một ví dụ đầy cảm hứng về kiến trúc cộng đồng bền vững. Bảo tàng Munch là câu chuyện kể về cuộc đời cũng như ảnh hưởng sâu sắc của Edvard Munch đối với nền nghệ thuật hiện đại và các thế hệ nghệ sĩ. Đây cũng là nơi tổ chức các cuộc triển lãm lớn dành cho các nghệ sĩ Na Uy và quốc tế, để khám phá những ảnh hưởng lâu dài của ông đối với các thế hệ nghệ sĩ đi sau.
Bảo tàng được thiết kế để hướng tới mục tiêu giảm một nửa lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thành phố Oslo. Các vật liệu tái chế được sử dụng trong toàn bộ tòa nhà và không gian bên trong được thiết kế để tiết kiệm năng lượng tối ưu, giảm đáng kể lượng khí thải carbon của tòa nhà. Cấu trúc, hệ thống thông gió và quá trình xây dựng phối hợp với nhau phù hợp với khái niệm Ngôi nhà thụ động. Các mặt tiền, được hoàn thiện bằng nhôm đục lỗ với các mức độ trong suốt khác nhau làm tăng cảm giác bí ẩn, thu hút của tòa nhà, sử dụng bê tông và thép tái chế có độ phát xạ thấp; những cải tiến này mang lại cho tòa nhà như một hình mẫu tiên phong.
Bảo tàng Munch được lên ý tưởng trước hết là nơi mà mọi người có thể tập trung và thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và chiêm ngưỡng phong cảnh xung quanh. Do đó, bảo tàng không chỉ là một phòng trưng bày mà còn có khán phòng, rạp chiếu phim, thư viện, quán cà phê, khu dành cho trẻ em tổ chức các lớp học và thậm chí cả nhà hàng trên tầng 12.
Dự án nhà ở cho thuê Duke, Vancouver, Canada
Ở thành phố lớn thứ tám của Canada, có thể khó tìm được một dự án nhà ở giá phải chăng, đầy màu sắc và hấp dẫn. Năm 2018, công ty kiến trúc Acton Ostry Architects đã hiện thực hóa ước muốn nhà ở giá phải chăng ở Vancouver với dự án nhà ở cho thuê Duke 14 tầng được chứng nhận LEED Gold.
Dự án nằm trong khu phố Mount Pleasant sầm uất và có 201 căn hộ cho thuê với khu bán lẻ nhỏ ở tầng trệt, tất cả đều nằm gọn trong kiểu tòa nhà thông tầng ngoài trời mới ở Vancouver. Khoảng không gian thông tầng ngoài trời đặc trưng được thiết kế để kết nối và nâng cao cảm giác cộng đồng, đồng thời các cửa ra vào nhiều màu mang hơi thở sức sống vào không gian thông tầng trên nền các bề mặt màu trắng sáng. Dự án khuyến khích hạn chế sử dụng phương tiện do vị trí thuận tiện gần phương tiện công cộng, cùng với các tiện nghi như cơ sở bảo dưỡng xe đạp và chương trình “chia sẻ ô tô”. Vật liệu xây dựng và không gian xanh trên sân thượng cũng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng nước.
Dự án Green Square Complex, Raleigh, Bắc Carolina
Khu phức hợp Green Square được chứng nhận LEED Platinum là một ví dụ nổi bật về cách kiến trúc có thể kết hợp khoa học, chủ nghĩa môi trường và cộng đồng. Với suy nghĩ thiết kế vì cộng đồng, Fentress Architects cảm thấy điều quan trọng là tạo ra một không gian công cộng nơi mọi người có thể tụ tập. Do vậy một khán phòng có tên gọi “Daily Planet”, hình cầu bốn tầng nằm tách biệt khỏi tòa nhà và đã trở thành nơi gặp gỡ, kết nối người dân. Để giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng, nhiều chiến lược chiếu sáng ban ngày được thực hiện trong toàn bộ khu phức hợp, bao gồm sử dụng kính Low-E. Hơn nữa, khu phức hợp còn tính đến hiệu quả sử dụng nước và tối ưu hóa tài nguyên thiên nhiên. Kiến trúc sư Fentress đã lắp đặt hai mái nhà xanh và mặt đường thấm nước để giảm lượng nước mưa chảy tràn.
Dự án the Six, Los Angeles
Trong quân đội, “got your six” có nghĩa là “Tôi đã hỗ trợ bạn”. Triết lý mang tính hỗ trợ đó đã được áp dụng cho The Six - khu phức hợp nhà ở giá phải chăng gồm 52 căn hộ dành cho các cựu chiến binh khuyết tật ở LA, do Brooks + Scarpa thiết kế. The Six được thiết kế để mang lại sự thoải mái và chữa lành tối đa cho cư dân, nhiều người trong số họ đã từng trải qua tình trạng vô gia cư. Tòa nhà bao gồm các căn hộ studio và căn hộ một phòng ngủ, cùng với phòng khách cộng đồng, phòng giải trí cộng đồng và khu vườn trên sân thượng. Những không gian chung và ngoài trời này nhằm mang lại cảm giác kết nối giữa các cư dân. Bằng cách tối đa hóa ánh sáng và luồng không khí tự nhiên, The Six tiết kiệm năng lượng hơn 50% so với tòa nhà được thiết kế thông thường.
Dự án Solar Carve, New York
Tòa nhà Solar Carve thiết kế bởi Gang Studio được coi là một viên ngọc sáng lấp lánh hiện lên giữa đường 13 và 14 của New York. Kiến trúc sư Jeanne Gang đã thiết kế tòa nhà Solar Carve được bao phủ hoàn toàn trong mặt tiền kính giống như một viên đá quý được chạm khắc bởi những tia sáng của mặt trời. Nằm giữa đường chân trời của thành phố và dòng sông Hudson, cấu trúc rộng hơn 42.000m2 mang đến nhiều ánh sáng, không khí trong lành và vẻ đẹp ngoạn mục bởi sự phong phú của cảnh quan xung quanh.
Thiết kế tòa nhà (đạt LEED Gold) bao gồm hơn 3.000m2 thảm thực vật trên mái và một sân thượng rộng gần 2500m2 trải dọc tới đường chân trời của thành phố. Ngoài ra, nhóm thiết kế cũng đảm bảo các quy định quy hoạch của thành phố đảm bảo không khí trong lành và tận dụng ánh sáng tự nhiên tốt nhất. Tất cả các không gian văn phòng, khu vực lưu trữ đều có sân hiên riêng và tòa nhà cũng bao gồm cả một không gian để xe đạp và một phòng thay đồ. Các phòng bên trong có cửa sổ từ sàn đến trần cao gần 5m và sẽ gồm nhiều diện tích khác nhau. Tầng trệt có diện tích hơn 5.000m sẽ được dành cho các khu vực bán lẻ. Tất cả các tầng đều hướng tầm nhìn tuyệt vời ra dòng sông Hudson thơ mộng.
Thư viện Toronto Springdale
Thiết kế bắt mắt và thân thiện với môi trường của Thư viện Toronto Springdale phản ánh thời đại mới của không gian công cộng. Thay vì chứa đầy những kệ đầy sách bụi bặm, các thư viện đang được hình dung lại như những không gian tụ họp thân thiện dành cho thế kỷ XXI. Được thiết kế bởi RDH Architects, Thư viện hướng tới chứng nhận LEED Gold với việc sử dụng mái nhà xanh, hệ thống sưởi và làm mát địa nhiệt cũng như nước xám. Ngoài ra, Thư viện còn có hệ thống thu ánh sáng ban ngày và trạm sạc ô tô điện. Nhóm thiết kế cố gắng dùng tất cả các vật liệu sẵn có tại địa phương, từ cửa, đèn, đồ nội thất cho đến bê tông và thép. Tòa nhà hình tam giác nằm trên một khu đất ngoại ô bằng phẳng, liền kề với một khe núi tự nhiên, đã truyền cảm hứng cho thiết kế linh hoạt của tòa nhà và không gian xanh xung quanh. Thư viện lắp toàn bộ bằng kính trong suốt từ trần đến sàn.
Tổ hợp nhà ở giá rẻ DADA District
Với giá bất động sản ở Cộng hòa Séc thuộc hàng cao nhất châu Âu, thị trường địa phương thiếu nhà ở giá rẻ và do đó cần có các giải pháp phát triển thay thế để có thể nâng cao chất lượng không gian nhà ở công cộng. Dự án DADA Distrikt đưa ra đề xuất độc đáo - biến một nhà máy cũ thành một khu nhà ở đa năng với nhiều không gian chung, không gian công cộng. Việc tái thiết được thực hiện thông qua nguồn tài trợ và phân phối dự án trực tiếp, do đó tránh được lợi tức đầu tư bổ sung cho các nhà phát triển và phí cho các đại lý bất động sản.
Công ty kiến trúc KOGAA đã xây dựng dự án nhà ở bốn tầng DADA Distrikt giá phải chăng với mục tiêu vẫn bảo tồn được các đặc tính khu công nghiệp vốn có của không gian dự án. Để nâng cao cả về mặt thẩm mỹ và bền vững cho tòa nhà công nghiệp, công ty đã tạo ra một khu vườn trên sân thượng. Để giải quyết vấn đề ngập lụt và tăng cường sự kết nối của tòa nhà với không gian ven sông, công ty đã thiết kế mái nhà xanh như một công cụ quản lý nước mưa. Mái nhà trở thành bộ lọc nước mưa, làm chậm dòng chảy; hệ thống nước xám thu gom được sử dụng cho các phòng vệ sinh và tưới tiêu của tòa nhà.
Nguồn: https://gbdmagazine.com/
ND: Mai Anh