Ngày đăng 04/03/2020 | 12:00 AM

Phát triển cấu trúc đô thị Bắc Giang theo hướng đô thị xanh, thông minh

(BXD) Bắc Giang một đô thị đang vươn mình với các định hướng phát triển đô thị xanh, thông minh TP Bắc Giang là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bắc Giang, được công nhân là đô thị loại II tại Quyết định số 2168/QĐ-TTg ngày 3/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. TP Bắc Giang có lịch sử lâu đời là một đô thị nằm trong vùng chuyển tiế

Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Bắc Giang đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 865/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 với tầm  nhìn tạo ra một môi trường kinh tế với sự tận dụng các yếu tố sẵn có cũng như tạo ra các đặc trưng đô thị mới, nâng cao vị thế cạnh tranh cho Bắc Giang và thu nhập cho người dân TP, đồng thời tạo cơ chế khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, tạo môi trường sống chất lượng cao, xanh sinh thái với nét đặc trưng độc đáo của Bắc Giang, hướng tới một đô thị xanh, thông minh với các trung tâm hậu cần dịch vụ, một đô thị có tính cạnh tranh cao trong chuỗi các dịch vụ cấp vùng.

Để đạt được những mục tiêu quy hoạch đề ra, các phân tích đã được tiến hành trên bối cảnh vùng, các yếu tố sử dụng đất, hệ thống giao thông sẵn có và tương lai, đặc trưng nội tại và các giá trị văn hóa xã hội, các chương trình phát triển hạ tầng hiện tại và trong tương lai.

Các chiến lược đã được đặt ra cho Bắc Giang với 5 định hướng chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tạo ra tính chất độc đáo khác biệt cho TP Bắc Giang:

- Một TP trung chuyển tối đa hóa các cơ hội mang lại nhờ vị trí chiến lược và các kết nối thuận tiện;

- Một TP đón đầu công nghệ và sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, tận dụng các lợi thế sáng tạo công nghệ nông nghiệp;

- Một TP cung cấp và phát triển mạnh về thương mại và giáo dục, khoa học công nghệ, mang lại nguồn lao động tay nghề cao;

- Một TP xanh và bền vững đem đến môi trường sống chất lượng cao đồng thời kết hợp phát triển cảnh quan và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Một TP du lịch, tạo ra các cơ hội thu hút nghỉ dưỡng ngắn và dài hạn dựa trên các lợi thế sẵn có về văn hóa, sinh thái và cảnh quan.

Với chiến lược phát triển một đô thị sinh thái gắn với cây xanh mặt nước, TP Bắc Giang lấy không gian sông Thương là hành lang sinh thái tự nhiên và giải trí, mang lại cơ hội cho sự phát triển giải trí và thương mại dịch vụ. Đây là một trong những yếu tố tự nhiên tạo nên nét đặc trưng cho TP. Để tối đa hóa các cơ hội đặc trưng độc đáo này mang lại, chiến lược không gian mở chung được đề xuất:

- Không gian mở, cây xanh và mặt nước, mạng lưới sông Thương cần được xem như một phần (trung tâm) của mạng lưới rộng lớn hơn xuyên suốt TP;

Để tạo ra một môi trường đa dạng và hấp dẫn, cảnh quan sông Thương có thể được tách thành các khu vực có tính chất khác nhau, mỗi khu vực có các tính năng và đặc điểm riêng;

- Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế phát triển dọc theo bờ sông, đặc biệt là xóa bỏ các bến cảnh không chính thức hiện có đang được sử dụng chi việc chuyển tải than, cát địa phương;

- Việc quy hoạch và thiết kế trong tương lai cần xem xét đến sự thay đổi khí hậu và lượng mưa tăng hàng năm và mực nước cao của dòng sông và vùng đồng bằng ngập lụt được quy hoạch cho phù hợp (lưu trữ nước và các khu vực lưu giữ được bao gồm trong quy hoạch vùng đồng bằng ngập lũ);

- Lựa chọn cây trồng phù hợp trên các tuyến đê;

- Tại khu vực phía Bắc, cảnh quan sông Thương chủ yếu tập trung vào việc mang đến khu vực cảnh quan chất lượng cao và các trải nghiệm giải trí của các cư dân sống ở gần sông (bên trong đê);

- Phần trung tâm của cảnh quan sông Thương, nằm giữa TL295B và QL1A, được quy hoạch thành công viên trung tâm bên sông, với một tuyến cảnh quan dọc theo bờ sông của TP hiện có, và xây dựng cầu mới nối hai bờ tại khu vực chợ Thương nối với cảng du lịch Á Lữ.

Tại khu vực ngoài đê, cho phép xây dựng các công trình dịch vụ thương mại, giải trí khai thác theo mùa. Để không ảnh hưởng tới dòng chảy mùa mưa lũ, sử dụng công trình lắp ghép, công trình chống cột… Phía Tây bờ sông, phía Bắc QL1A, khu vực trong đê, sẽ là công viên đô thị, bao gồm các hoạt động thương mại giải trí;

- Tại khu vực phía Nam của không gian trung tâm năng động này, cảnh quan sông Thương được định hướng ưu tiên hỗ trợ các khu nhà ở trong đê và nhằm mục đích cung cấp cho cư dân các trải nghiệm hoạt động giải trí ít ồn ào hơn như đi xe đạp, đi bộ đường dài, thả diều.

Cảnh quan sông nước sẽ được tích hợp và kết nối mạng lưới không gian mở chung và các khu vực ngoại thị nhằm liên kết các cộng đồng của khu vực khác nhau cũng như các liên kết đến khu vực đồi núi Nham Biền ở phía Nam.

Không gian phía Nam là dãy núi Nham Biền, phía Bắc là các vùng đồi núi thấp Nghĩa Trung và Quảng Phúc là các không gian xanh bổ trợ cho không gian trung tâm dòng sông Thương về các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng sinh thái, là điểm đến cuối tuần của khu vực vùng thủ đô Hà Nội, là lá phổi xanh quan trọng của TP, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội cho TP.

Từ quy hoạch đến thực tiễn, những năm qua hệ thống công viên không gian xanh, cây xanh đô thị không ngừng được quan tâm đầu tư xây dựng, không chỉ trong công viên mà trên các đường phố, xen giữa các khu dân cư.

Đặc biệt, các khu đô thị mới đều dành đất xây dựng công viên, các khu dân cư mới có khuôn vên. TP đã có những tuyến đường trồng cây xanh va fhoa như đường Hùng Vương, Trần Nguyên Hãn, Ngô Gia Tự. Một số đường cây xanh thơ mộng ven hồ sinh thái, người dân được phép câu cá tự nhiên như: Đường liễu rủ quanh hồ 3-2; hàng Phượng Vĩ, muồng hoa vàng men theo hồ Làng Thương.

Một số tuyến phố trồng cây xanh theo chuyên đề như: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thanh niên, Quách Nhẫn có rạng dã hương; Đường Thân Cảnh Vân, Nguyễn Khuyến có hàng sấu…

Hiện nay, TP có 24 công viên, khuôn viên lớn nhỏ với 6,4 nghìn cây bóng mát nằm xen kẽ trong các khu dân cư đều trong lộ trình phủ kín cây xanh, trồng cỏ tạo không khí thoáng mát. Tổng diện tích công viên cây xanh trong TP khoảng 342ha. Xây dựng 3 công viên lớn trong TP, mỗi công viên TP có một tính chất riêng:

- Công viên Hoàng Hoa Thám: Quy mô khoảng 38,7ha tại khu trung tâm hiện có. Công viên này sẽ được sử dụng cho các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lễ hội, kỉ niệm của TP;

- Công viên phía Tây: Quy mô khoảng 50ha; công viên này sẽ được bố trí dọc theo đường cong bờ Tây của sông Thương và mang tính năng động cao với các cơ sở thương mại và giải trí khác nhau. Công viên kết hợp với hồ điều hòa của TP và một số khu vực được khai thác sử dụng theo mùa. Trong công viên tổ chức các loại hình vui chơi giải trí, vườn sinh vật cảnh, dịch vụ…phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của người dân TP;

- Công viên phía Nam: Quy mô khoảng 40ha, nằm tại khu vực phía Nam của TP sẽ tập trung tổ chức các lĩnh vực: lịch sử văn hóa, nông nghiệp và các thế mạnh của TP;

- Hình thành vùng không gian xanh hai bên sông Thương kết hợp với các không gian xanh phục vụ khu ở và các không gian dịch vụ thương mại khai thác theo mùa đoạn qua khu trung tâm, tạo nên nét đặc trưng cho trung tâm TP. Hình thành các công viên chức năng dọc theo hai bên bờ sông Thương, nâng cao hình ảnh đô thị đồng thời kết nối với các khu chức năng lân cận;

- Hình thành các khu công viên vui chơi, giải trí, học tập, nghỉ dưỡng, công viên nông nghiệp khai thác vùng trũng tại ngòi Đa Mai, tuyên mặt nước phía Nam nối với trạm đầu mối Văn Sơn và các tuyến cảnh quan, thương mại nhà hàng và tuyến du lịch kết nối phía Bắc và phía Nam sông Thương.

Đối với khu vực cảnh quan TP, do thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, TP Bắc Giang có địa hình phong phú tạo nên những khu vực cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn. Trong lịch sử hình thành của TP Bắc Giang, sông Thương đóng một vai trò quan trọng: Là ranh giới giữa hậu phương và tiền tuyến, là tuyến giao thông thủy quan trọng nói với khu vực biên Hải Phòng.

Hiện nay, vai trò của cảnh trong hoạt động giao thông không còn như trước đây, nhưng việc khai thác cảnh quan sông trong tổ chức không gian đô thị vẫn là một nội dung rất quan trọng để tạo dựng bản sắc và chất lượng cảnh quan của TP. Tuyến đường đê hai bên sông tại khu vực nội thành được hình thành song việc kết nối với giao thông đô thị gặp nhiều khó khăn.

Không gian đê giống như một bức tường chia cắt không gian đô thị phía trong với mặt đê khiến cho việc tiếp cận với không gian sông gặp khó khăn. Sông Thương cũng là nguồn cung cấp nước sạch cho TP, nên việc bảo vệ nguồn nước là hết sức quan trọng.

Đặc biệt, những năm qua, khu đô thị phía Nam TP là khu vực phát triển trọng tâm mới, thu hút các chức năng quan trọng của đô thị, được quy hoạch đồng bộ bài bản, là khu vực có hệ thống cây xanh mặt nước liên hoàn gắn với các trung tâm thể dục thể thao, vawnhoas, triển lãm cấp tỉnh và thành phố phần nào thể hiện được một đô thị sinh thái cây xanh mặt nước mà Quy hoạch chung đã xác định, hiện nay cơ sở hạ tầng trong khu vực đã đang được đầu tư xây dựng mạnh mẽ, đồng bộ khang trang, UBND TP đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, dải cây xanh mặt nước dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đã dần được hình thành, trung tâm thể dục thể thao tỉnh đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, hơn nữa khu vực cũng đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư tầm cỡ là cơ hội lớn để hoàn chỉnh không gian toàn khu.

Xác định khu vực này sẽ là điểm quan trọng áp dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến, thí điểm các công nghệ và phần mềm mới để hình thành khu đô thị thông minh cho thành phố.

Hiện tại, chính quyền TP Bắc Giang cũng đã triển khai một số ứng dụng giao thông thông minh, mang lại tiện ích cao như: Triển khai thí điểm lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông, an ninh trật tự tại các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Bắc Giang như: Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ, Thân Cảnh Vân…; các địa điểm công cộng thường tụ tập đông người như: Bệnh viện phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh…các tuyến đường vào cửa ngõ TP, đã đem lại nhiều hiệu quả, công tác tổ chức giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Năm 2018, Đề án phát triển TP thông minh tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 đã được triển khai, xác định Bắc Giang hiện đang có những điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu phát triển đô thị thông minh:

- Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển đô thị đã đạt dược nhiều kết quả đáng ghi nhận, tích lũy nhiều kinh nghiệm và năng lực quý báu sau hơn 20 năm thực hiện chia tách và hơn 30 năm thực hiện chủ trương đổi mới. Các ngành kinh tế - xã hội trong lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị đã và đang không ngừng lớn mạnh;

- Thành tựu về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin tuyền thông đtạ được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, Bắc Giang đã cơ bản phủ sóng 4G, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động đạt 89 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao internet đạt 35 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định đạt 6,5 thuê bao/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có internet đạt 17%.

-Hạ tầng, nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin được tập trung đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Lực lượng doanh nghiệp công nghệ, thông tin, truyền thông đã hình thành nhiều đơn vị lớn mạnh, có vị thế quốc tế như VNPT, FPT, Viettel…các đơn vị này đều phát triển mạnh tại Bắc Giang. 

- Chủ tương đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp trên toàn tỉnh: Chỉ thị 18-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 1/4/2015 về việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định 472/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định 503/QĐ-UBND ngày 30/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang phiên bản 1.0; Kế hoạch hành động số 124/KH-UBND ngày 29/9/2015 thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Kế hoạch hành động 3701/KH-UBND ngày 25/12/2015 thực hiện NGhị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Kế hoạch số 2873/KH-UBND triển khai biên bản thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Bắc Giang với Tập đoàn Viễn thông quân đội về xây dựng TP thông  giai đoạn 2017-2020…

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi quốc tế và trong nước thực tế phát triển đô thị Việt Nam nói chung, Bắc Giang nói riêng trong việc phát triển đô thị thông minh nsoi riêng cũng có những khó khăn, bất cập.

Thực tiễn phát triển đô thị tại Bắc Giang cũng như tình hình và xu thế trên thế giới đã đặt ra các yêu cầu có sự đổi mới, thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đột phá áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.

Cụ thể:

- Quá trình đô thị hóa của Bắc Giang đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Tại các khu vực đô thị, vẫn còn phổ biến thực trạng sử dụng tài nguyên đất đai chưa hiệu quả, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, kết nối giao thông giữa các khu vực đô thị còn yếu làm gia tăng chi phí logictics, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, khói, bụi, mô hình tăng trưởng chưa đa dạng có nguy cơ rơi vào mô hình tăng trưởng thiếu bền vững; phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên. Mặt khác tốc độ đô thị hóa cao trong khi các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế - chính trị toàn cầu, tình hình biến đổi khí hậu diễn biến khó lường.

- Những bất cập trong hình thái tăng trưởng của đô thị: Tắc nghẽn, ô nhiễm; vấn đề trong quản lý nội đô, quản lý mở rộng tràn lan, và kết nối vùng của các đô thị; mở rộng thiếu tính toán, tràn lan, dự án treo, thiếu hạ tầng kết nối tại các khu vực ngoại vi mở rộng của hầu hết các đô thị. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong bối cảnh năng suất lao động thấp, hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp ổn định ở khu vực đô thị là những khó khăn trước mắt.

- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương rất hạn chế. Các đô thị trung bình và nhỏ thiếu nguồn lực để phát triển, ít hỗ trợ lan tỏa đô thị hóa dẫn tới mất cân đối về lao động và định cư trong không gian phát triển. Chưa có cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế (nhà nghiên cứu, nhà đầu tư…) trong phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam;

- Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị phân tán ở nhiều ngành, thiếu tính nhất quán dẫn đến việc định hướng, dự báo và điều hành quản lý đô thị gặp nhiều khó khă, khó theo sát diễn biến thực tiễn;

- Chưa hình thành hệ thống cơ sở pháp lý, quy phạm pháp luật và hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan, trong khi phát triển đô thị thông minh có liên quan rất nhiều ngành, lĩnh vực nhiều nội dung có tính chất liên ngành;

- Chưa có hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và chuyên môn chuyên sâu về quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị thông minh;

Mặt khác, các dịa phương đang thúc đẩy triển khai xây dựng đô thị thông minh cũng có những thách thức cần có sự tham gia của Chính phủ và bộ, ngành Trung ương:

- Sự áp dụng các công nghệ luôn gắn liền với nhiều rủi ro, cần có các nghiên cứu phát triển trong nhiều lĩnh vực như cải thiện an ninh mạng và thiết lập các dự án thí điểm cần chính quyền Trung ương hỗ trợ;

- Hệ thống hành lang pháp lý để đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị thông minh chưa được xây dựng đầy đủ, các dự án đầu tư về hạ tầng thông minh chủ yếu phục thuộc vào ngân sách nhà nước, chưa có sự tham gia nhiều của khối tư nhân;

- Cần thiết phải kết nối các đô thị thông minh để có thể chia sẻ và so sánh dữ liệu với nhau, cũng như phân tích các vùng dữ liệu lớn hơn. Các đô thị chưa được trang bị để phát triển các hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu vượt qua các ranh giới hành chính;

- Thiếu các ví dụ thực tiễn thành công. Xây dựng và phát triển các đô thị thông mính sẽ đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể cách quản lý thông thường, do vậy trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện trong khuôn khổ pháp lý hiện hành là rất cần thiết;

- Các công nghệ đô thị thông minh có tiềm năng lớn tuy nhiên cũng có khả năng gây sự bất bình đẳng trong việc thụ hưởng các dịch vụ công và các lợi ích mà phát triển đô thị thông minh đem lại. Ngoài ra, cũng có khả năng gây nên sự biến đổi của cấu trúc văn hóa – xã hội đô thị, ảnh hưởng các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa tích cực;

Mục tiêu cho việc xây dựng đô thị thông minh đối với thành phố Bắc Giang trong tương lai:

- Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao: Ứng dụng các công nghệ ICT để hỗ trợ giải quyết kịp thời; hiệu quả các vấn đề được người dân quan tâm (giao thông, y tế, giáo dục, an toàn thực phẩm…), nâng cao sự hài lòng của người dân.

- Quản lý đô thị tinh gọn: Các hệ thống thông tin quản lý những lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật – dịch vụ chủ yếu của đô thị được số hóa, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành; tăng cường sự tham gia của người dân nhằm nâng cao năng lực dự báo, hiệu quả và hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương.

- Bảo vệ môi trường hiệu quả: Xây dựng các hệ thống giám sát, cảnh báo trực tuyến về môi trường (nước, không khí, tiếng ồn, chất thải…); các hệ thống thu nhập, phân tích dữ liệu môi trường phục vụ nâng cao năng lực dự báo, phòng chống, ứng phó khẩn cấp và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Xây dựng hạ tầng thông tin số an toàn, khuyến khích cung cấp dữ liệu mở để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh trong nền kinh tế số.

- Dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện: Đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện trên cơ sở hạ tầng thông tin số rộng khắp.

- Tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm.

Để thực hiện hóa việc xây dựng đô thị thông minh trong tương lai UBND tỉnh Bắc Giang đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với tập đoàn viễn thông quân đội về việc xây dựng thành phố thông minh cụ thể chọn 5 lĩnh vực: Hành chính công, Giao thông, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp để xây dựng thành phố 5 lĩnh vực thông minh một cách toàn diện trên cơ sở tích hợp, kế thừa những kết quả đã và đang triển khai, mang lại hiệu quả ứng dụng thực tế, nâng cao chất lượng sống cho người dân tỉnh Bắc Giang.

Những gợi mở cho đô thị Bắc Giang

Tuy có kết quả tích cực trong phát triển đô thị, nhưng Bắc Giang vẫn còn những tồn tại về quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa theo kịp thực tế như cạn kiệt đất xây dựng, ô nhiễm môi trường, thiếu cây xanh, hệ thống hạ tầng xã hội quá tải…

Bắc Giang có năng lực cạnh tranh để trở thành một TP xanh thông minh nhờ vào vị trí, năng lực công nghiệp, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên. Phát triển mô hình TP xanh thông minh sẽ tạo ra một TP đáng sống và hiệu quả làm việc cao. Với môi trường đô thị sinh thái, văn hóa và công nghiệp đan xen phát triển.

Đặc biệt, đô thị xanh thông minh cũng là đô thị tiết kiệm năng lượng phát thải, sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm lưu lượng phát thải, thcish ứng với biến đổi khí hậu. Để làm được như vậy, Bắc Giang cần đánh giá vị trí, mục đích và các đặc tính, từ đó xây dựng quy hoạch không gian mở, khai thác không gian sông Thương, núi Nham Biền, Nghĩa Trung, đồi Quảng Phúc, các công viên cây xanh mặt nước, các khu vực văn hóa bản địa đặc trưng có giá trị cao về văn hóa lịch sử. Lưu ý rằng, TP thông minh không cần phải có công nghệ phức tạp cũng không phải là TP to lớn, mà cần phải có sự lồng ghép công nghệ hiện địa tiện lợi nhằm giúp TP trở nên đáng sống hơn, gần gũi hơn và giá trị hơn.

Bắc Giang có nhiều tiềm năng để hướng đến một đô thị tăng trưởng xanh nhưng điều quan trọng lãnh đạo TP cầ nhìn những bài học kinh nghiệm của các thành phố lớn về hạ tầng, úng ngập, kẹt xe… Trong tương lai, TP cần tạo thêm quỹ đất mới, thuận lợi cho quy hoạch các khu đô thị đặc trưng, dành diện tích cho không gian xanh. Trong quy hoạch cũng như định hướng phát triển không gian đô thị, chính quyền TP cần chú trọng hướng dẫn nhà đầu tư xây dựng giữ tỷ lệ 30-40% phủ xanh.

Đối với các khu vực xây dựng nhà cao tầng, TP cần nghiên cứu mô hình phát triển đi đôi với giao thông công cộng, khuyến khích người dân tham gia giao thông công cộng, kết nối với các không gian công cộng, đi bộ và công viên cảnh quan. Ngoài ra, chính quyền cần quan tâm đến tỷ lệ cho cây xanh mặt nước trong các khu đô thị đảm bảo các yêu cầu về không gian vui chơi giải trí đồng thời đóng góp vào điều kiện điều hòa vi khí hậu cũng như thoát nước cho đô thị.

Trong công tác quy hoạch đô thị, cần phải đặt yếu tố Xanh lên hàng đầu. Không gian xanh đô thị không chỉ có cây xanh đường phố, công viên mặt nước mà cần phải có cái nhìn toàn diện hơn bao gồm: Các hành lang xanh, vành đai xanh, thị trấn sinh thái, công viên sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh, trục cảnh quan … Cần phải nhận thức đầy đủ các yếu tố bên trong quy hoạch và quản lý quy hoạch không gian xanh của đô thị xanh hiện đại.

Với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Giang, là điểm kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị tỉnh và vùng phụ cận, TP Bắc Giang cần có các giải pháp thu hút đầu tư phát triển đô thị nhất là ưu tiên đầu tư phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh – thông minh là tất yếu và phù hợp, điều đó cần được thực hiện thông qua việc quản lý và lập quy hoạch, thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực, đầu tư khoa học công nghệ phù hợp theo các giai đoạn. bên cạnh đó, chính quyền thành phố cần nỗ lực và chung sức thực hiện xây dựng chương trình phát triển đô thị với mục tiêu: Đô thị xanh, đô thị thông minh, công nghiệp xanh, công trình xanh, nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, xây dựng hình ảnh TP Bắc Giang với thương hiệu Xanh toàn cầu, đô thị thông minh trong vùng thủ đô Hà Nội.

 

(Nguồn: Tạp chí Kiến trúc, Số 297/2020)

 

 

(Nguồn: Tạp chí Kiến trúc, Số 297/2020)

Tin có liên quan

Loading ...