Nhà ở trong từng giai đoạn lịch sử có những nét đặc thù nhưng đối với mục đích nghiên cứu nhà ở cần được coi như là một hệ thống ước lệ nào đó, đã được trừu tượng hóa từ các điều kiện cụ thể.
Nhà ở là một hệ thống gồm nhiều yếu tố có quan hệ và liên hệ với nhau để tạo thành một thể thống nhất nhất định. Các yếu tố của nhà ở có thể chia ra:
- Yếu tố xã hội: con người và các hoạt động của con người.
- Yếu tố kỹ thuật: Kết cấu, trang thiết bị, đồ dùng.
- Yếu tố thiên nhiên (tự nhiên): môi trường khí hậu và thiên nhiên xung quanh.
Các yếu tố kỹ thuật của hệ nhà ở là vỏ kết cấu của toàn đồ vật có liên quan đến sinh hoạt của con người. Trong nhà ở có thể tách ra thành 3 tổ hợp yếu tố kỹ thuật cơ bản: trang thiết bị, dụng cụ, đồ vật là “kế tiếp cơ thể” con người, thiết bị, dụng cụ đảm bảo được sự hoạt động của môi trường vi khí hậu, kết cấu, thiết bị và dụng cụ đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của “vỏ” không gian kiến trúc, chứa đựng và tổ chức không gian hoạt động qua lại (tác động qua lại) của 3 thành phần: con người, môi trường vi khí hậu và toàn bộ đồ vật.
Nghiên cứu về mặt nhà ở là hệ thống đã lựa chọn, các tính chất sau của các yếu tố kỹ thuật. Các tính chất này xác định cấu trúc kỹ thuật của nhà ở và các tham biến không gian của nó, đó là: loại và số lượng các thiết bị kỹ thuật (cho phép xác định thể tích và không gian để bố trí chúng). Tác động tương hỗ của các thiết bị với các yếu tố khác (yếu tố xã hội và khí hậu) của nhà ở (xác định được độ biệt lập về không gian của chúng là cùng kết hợp hoặc cùng song song tồn tại)
Là một thành phần có ảnh hưởng lớn và trực tiếp và hình thành không gian cũng như đáp ứng các nhu cầu của con người và xã hội. Yếu tố kỹ thuật trong nhà ở và sự ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật, sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đem lại một toàn bộ mặt mới trong suốt phân kỳ phát triển của hệ thống nhà ở của chúng ta. Sau đây là một vài nét sơ lược về nhà ở và những tiến bộ trong khoa học.
2. Nhà ở với tiến bộ khoa học kỹ thuật thi công xây dựng
Tiến bộ kỹ thuật xây dựng (hoàn thiện các hệ thống kết cấu, công nghệ chế tạo ra các thành phẩm và lắp ghép nhà) được xác định và hình thành trong quá trình tác động tương hỗ giữa hai nhóm điều kiện.
Một mặt là do các yêu cầu đối với kỹ thuật xây dựng “theo đơn đặt hàng của xã hội” cho tương lai khách quan, là khả năng thay đổi các tế bào sống (các căn hộ) và các tổ hợp (cho đến khi tự điều chỉnh được trong tương lai lâu dài), là sự thay thế lẫn nhau của các cấu kiện công nghiệp hóa (kể cả thay đổi hoàn toàn trong trường hợp bị lão hóa hữu hình hoặc vô hình) dựa trên cơ sở thống nhất đồng bộ các thông số và tiêu chuẩn hóa sản phẩm, là sự đảm bảo mức độ chất lượng một cách phù hợp (tức là tiện nghi và từng bộ phận riêng của nhà). Bảo đảm về mặt thẩm mỹ các công trình xây dựng.
Mặt khác, đây là một nhóm các đặc điểm đặc trưng đối với các sản phẩm công nghiệp hàng loạt như:
- Tính sản xuất hàng loạt
- Danh mục các cấu kiện và sản phẩm ít mà vẫn có thể cho phép tạo ra sự đa dạng trong kiến trúc nhà ở.
- Mức độ hoàn thiện của nhà máy cao
- Áp dụng hàng loạt
- Khả năng áp dụng nhanh các sản phẩm mới vào sản xuất
Cơ sở của tiến bộ khoa học trong xây dựng là quá trình công nghiệp hóa, quá trình này là một hệ thống phức tạp bao gồm thiết kế một cách có tổ chức và hợp lý, sản xuất các kết cấu xây dựng, các sản phẩm và chi tiết bằng cơ khí hóa và tự động hóa ở các xí nghiệp chuyên dụng, cơ giới hóa đồng bộ các công tác xây, lắp trên công trường xây dựng.
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của việc nghiên cứu triển vọng phát triển của kỹ thuật xây dựng - là tìm ra sự phù hợp của các hệ thống xây dựng hiện tại và tương lai cho nhà ở và công trình theo các yêu cầu về hình thức và cách tổ chức nhà ở phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của nó.
Bên cạnh sự phát triển về phương diện chức năng, các yêu cầu này còn phụ thuộc vào môi trường - nơi tiến hành xây dựng cũng như phục thuộc vào các điều kiện về khí hậu, xây dựng đô thị và các điều kiện khác của địa phương.
Nói chung quá trình công nghiệp hóa xây dựng nhà ở trong tương lai sẽ tạo điều kiện để thay thế dần dần trong kế hoạch 10 năm sắp tới các hình thức xây nhà kiểu truyền thống như: xây bằng gạch, xây khối lớn bằng các vật liệu địa phương sẽ được thay thế bằng các hệ thống công nghiệp hóa ở trình độ cao.
Một số phương pháp thi công theo hướng công nghiệp hóa:
Sau cách mạng công nghiệp, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 ngành xây dựng của một số nước châu Âu đã áp dụng phương tiện thi công, chế tạo cấu kiện theo phương pháp công nghiệp để đáp ứng nhu cầu công nghiệp xây dựng với số lượng rất lớn, và với thời gian thi công rất ngắn tùy vào điều kiện cụ thể mà người ta áp dụng các phương pháp sau (Điển hình 1 vài phương pháp kỹ thuật thi công công nghệ mới)
a- Phương pháp lắp ghép cấu kiện: (cấu kiện rời, dầm xây tay, ghế tạo sẵn…)
- Lắp ghép tấm sàn: tường, cột, dầm, xây tay làm tại chỗ bằng thủ công
- Lắp ghép tấm nhỏ: Phương pháp Sandino Nuevo do Cuba sáng tạo và áp dụng
- Lắp ghép tấm lớn: Sàn, tường chế tạo sàn tại nhà máy bê tông đúc sàn
- Lắp ghép theo Block không gian và sự kết hợp với lắp ghép tấm lớn
b- Xây dựng theo phương pháp ván khuôn (Copfa) trượt
-Dùng Copfa kim loại, bê tông đông kết nhanh để thi công hệ tường, sàn…với phương tiện cần cẩu, xe phun bơm bê tông.
c- Xây dựng theo phương pháp nâng sàn:
Các tấm sàn đươc đúc sẵn tại hiện trường, chính nơi định đặt công trình, dùng kích thủy lực, cần cẩu nâng tấm sàn tới vị trí theo thiết kế rồi lắp ghép các hệ cột khung của nhà
d- Công nghệ thi công topdow (king post) cho công trình có nhiều tầng hầm.
Bước 1-2: Làm tường chắn lấy đất và lắp thanh chống
Bước 3-4: Làm sàn tầng 1 chứa khoang trống để làm các tầng dưới, làm các tầng dưới cho đến hết.
Bước 5-6: Đổ bê tông tường, tháo thanh chống giữa I bịt kín khoảng trống các sàn và hoàn tất.
e- Công nghệ đổ bê tông khối lớn sử dụng nước đá bào trộn bê tông:
Đây là phương pháp làm lạnh bê tông tỏa nhiệt thấp bằng cách trộn nước đá bào (thay cho nước) vào cốt liệu xi măng, cốt liệu là đá và cát cũng được làm lạnh. Phương pháp này nhằm hạn chế tối đa các vết nứt do thay đổi nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài khi bê tông hóa rắn (co ngót nhiệt)
f- Công nghệ thi công tấm 3d:
Hiện nay, công nghệ xây dựng nhà sử dụng tấm panel-3D tường, sàn, trần, cầu thang…bắt đầu được người xây dựng quan tâm vì chất lượng vượt trội, khả nnawg tiết kiệm thời gian thi công nhanh hơn so với thi công bằng các vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, đây là một loại vật liệu xây dựng mới, tính ứng dụng cao nhưng hiện vẫn chưa được sử dụng phổ biến.
Tấm bê tông nhẹ được sản xuất trên nền vật liệu mới là vữa bê tông nhẹ có gia cường cốt sợi (Sợi xơ dừa hoặc sợi tổng hợp) để tạo ra những tấm tường lắp ghép được với nhau, lần đầu tiên được áp dụng vào sản xuất ở Việt Nam gồm 2 loại:
- Tấm tường TBK (bê tông nhẹ cốt sợi tơ dừa)
- Tấm bê tông 3D chịu lực đúc sẵn (bê tông nhẹ cốt sợi tổng hợp)
Ý nghĩa về mặt công nghệ:
- Các tấm bê tông nhẹ tạo được sự linh hoạt trong thiết kế, đa dạng về mẫu mã nhà ở.
- Lắp dựng nhanh, không cần nhiều thợ tay nghề cao, không sử dụng thiết bị chuyên dùng.
- Với đặc tính cách âm, cách nhiệt của loại vật liệu mới làm cho nhà ở thông thoáng là ưu thế hơn hẳn so với xây dựng cổ điển.
Đặc biệt phát huy ưu thế nhẹ khi thi công nhà ở trên nền đất yếu, không chân.
g- Các phương pháp khác
Tùy theo các điều kiện có tính đặc thù của công trình, vị trí thi công, việc cung cấp nguyên liệu mà người ta có thể kết hợp với các phương pháp thi công khác nhằm sáng tạo các giải pháp thi công đặc biệt.
- Kết hợp giữa phương pháp xây dựng thi công với phương pháp xây dựng công nghiệp hiện đại.
- Kết hợp chế tạo cấu kiện tại nhà máy và chế tạo tại công trường.
- Áp dụng các phương pháp đặc biệt ví dụ: Dùng máy bay trực thăng “Cần cẩu bay” lắp ghép nhà cao tầng, phun sơn cao tháp, xi lô…Hoặc sử dụng các dụng cụ nhỏ cầm tay để thi công và hoàn thiện, lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật cho công trình.
3. Nhà ở với tiến bộ khoa học về trang thiết bị
Việc hoàn thiện nhà ở luôn luôn gắn liền với việc nâng cao điều kiện tiện nghi và cải thiện về khí hậu. Về khí hậu được xác định bởi nhiệt độ, không khí, ánh sáng, âm…
Khí hậu tối ưu của nhà ở có thể được đảm bảo bằng việc kết hợp các biện pháp về xây dựng và kỹ thuật được nêu trong thiết kế và được thực hiện khi xây dựng công trình.
Thí dụ như chế độ âm phụ thuộc chủ yếu vào các giải pháp kết cấu, vào đặc tính gây ồn của các thiết bị kỹ thuật vào việc bố trí nhà trong khu xây dựng của thành phố, chế độ ánh sáng phụ thuộc vào sự kết hợp đúng đắn giữa kích thước của các bộ phận (cửa) nhận ánh sáng, vào hướng nhà và mức độ hoàn chỉnh của chiếu sáng nhân tạo – đồng thời sự tương quan của những yếu tố này có thể được thay đổi có tính toán đến điều kiện địa lý (các vĩ tuyến). Tình trạng vệ sinh phần lớn được xác định bởi vật liệu xây dựng và hoàn thiện sử dụng, bởi chất lượng của các thiết bị kỹ thuật – vệ sinh: dụng cụ vệ sinh cá nhân, trang thiết bị nhà bếp, các thiết bị thải rác, các thiết bị làm sạch bụi (cục bộ hay tập trung)…
Chế độ nhiệt và không khí phụ thuộc vào tính chất giữ nhiệt của các bộ phận (tường) bao che bên ngoài, vào các giải pháp mạng và các hệ thống sưởi ấm và thông gió. Vì vậy các điều kiện tiện nghi về nhiệt và không khí trong quá trình sử dụng nhà phần lớn phụ thuộc vào các giải pháp kỹ thuật được áp dụng, nên cần có sự quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu phát triển các hệ thống này.
Do cần phải tiết kiệm triệt để nhiệt năng nên chúng ta sẽ xem xét một số các vấn đề để nâng cao tính hiệu quả về nhiệt của nhà ở và được xác định bởi các yếu tố như sau:
Những yêu cầu theo tiêu chuẩn đối với đặc tính giữ nhiệt của các kết cấu bao che bên ngoài và các giải pháp cho hệ thống sưởi ấm.
Các giải pháp thiết kế phần kiến trúc - xây dựng của nhà, các hệ thống sưởi ấm, thông gió và truyền nhiệt tự động.
Chất lượng của vật liệu xâu dựng, của sản phẩm, trang thiết bị, lắp ráp nhà và các hệ thống cấp nhiệt.
Trình độ sử dụng nhà về mặt kỹ thuật và hệ thống cấp nhiệt
Để giảm bớt sự tiêu hao nhiệt và nhiên liệu cho cấp nhiệt sinh hoạt thì cần phải nâng cao các yêu cầu tiêu chuẩn đối với việc giữ nhiệt của nhà đến trí ố kinh tế hợp lý nhất.
Cùng với việc mở rộng sản xuất các vật liệu cách nhiệt có hiệu quả cao và lĩnh vực áp dụng các kết cấu bao che nhẹ bên ngoài thì hiện nay đã có thể nâng cao khả năng giữ nhiệt của nhà và giảm mức độ tiêu thụ nhiệt năng của nhà để sưởi ấm từ 15-20%. Kích thước và chất lượng làm các cửa nhận ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt của các phòng.
Cửa đổ của nhà ở có kích thước quá lớn sẽ có ảnh hưởng không tốt đến chế độ nhiệt trong các phòng chẳng những về mùa đông mà còn cả mùa hè nữa. Kích thước của các cửa nhận ánh sáng theo xeri hiện hành của thiết kế mẫu cho nhà ở đã lớn hơn kích thước dựa theo điều kiện chiếu sáng tự nhiên thậm chí ngay cả vành đai khí hậu ánh sáng thứ III, và còn lớn hơn nữa đối với các vành đai khí hậu (quang khí hậu) số II và I.
Việc giảm kích thước của cửa sổ đến mức cần thiết dựa vào tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên có thể giảm bớt mức độ tiêu thụ nhiệt thêm từ 5-6% so với mức độ thực tế.
Thay các cửa sổ 2 làn kính đặt trong khuôn, bằng các cửa sổ 3 lần kính sẽ giảm được suất nhiệt tiêu hao của nhà ở từ 10-12%. Vì vậy trong ấn hành mới các chương của CHUN về kỹ thuật nhiệt xây dựng đã tính toán đến việc áp dụng loại cửa có 3 lần kính cho nhà ở được xây dựng ở các vùng lạnh -310C và thấp hơn.
Áp dụng các lôgia không đưa vào đường sưởi ấm của nhà sẽ giảm được suất tiêu hao nhiệt từ 4-6%. Giảm suất tiêu hao nhiệt tuy không đáng kể (từ 1 đến 2%) nhưng đã cải thiện một cách thiết thực chế độ nhiệt của tầng I và lồng cầu thang là nhờ việc bố trí 2 lần cửa ở lốc (cửa) đi vào nhà.
Nhiệt tiêu thụ cho cấp nhiệt sinh hoạt của nhà ở có thể giảm xuống từ 25-30% so với mức thực tế là nhà có sự cụ thể hóa trong thiết kế các biện pháp hợp lý và kinh tế, có thể như sau:
Nâng cao các đặc tính giữ nhiệt của các kết cấu này cần sử dụng các vật liệu cách nhiệt có hiệu quả cao.
Giảm bớt kích thước của các cửa nhận ánh sáng đến mức cần thiết tùy theo điều kiện mức độ chiếu sáng tự nhiên. Áp dụng loại cửa khuôn kép lắp kính 2 lần cho cửa nhận ánh sáng ở các vùng lạnh tH = -200C và thấp hơn, còn các vùng có tH= -310 và thấp hơn thì 3 lần kính.
Tăng bề rộng của nhà
Áp dụng lôgia không đưa vào đường (hệ thống) sưởi ấm của nhà.
Cấu tạo cửa 2 lần cho lối (cửa) vào nhà.
Bố trí các tầng hầm mái giữ nhiệt trong những nhà cao 9 tầng trở lên.
Tự động hóa việc truyền nhiệt bằng các hệ thống sưởi ấm và tính toán nhiệt tiêu thụ.
Đặt thiết bị (đồng bộ) đo nước cho căn hộ trong mỗi nhà với cấp nước nóng trung tâm.
Điều phối việc điều khiển các hệ thống thiết bị kỹ thuật.
Việc hoàn thiện các thiết bị kỹ thuật được xác định bởi:
Các yêu cầu tiêu chuẩn đối với việc trang bị cho nhà ở có tính toán đến khả năng về vật tư và kinh tế của đất nước.
Các danh mục, chủng loại sản phẩm và chất lượng của các thiết bị kỹ thuật - vệ sinh, sưởi ấm - thông gió, điện hạ thế là các sản phẩm do công nghiệp chế tạo để đáp ứng các nhu cầu xây dựng nhà ở.
Các giải pháp có hệ thống đảm bảo công nghiệp hóa đến mức cao nhất và vận hành các hệ thống thiết bị kỹ thuật của nhà tiện lợi và kinh tế
Thật vậy, tối ưu hóa các thiết bị kỹ thuật của nhà ở sẽ có liên quan với sự cần thiết phải hoàn thiện các yêu cầu tiêu chuẩn, trang bị và các giải pháp thiết kế.
Về điều này đã được xác minh bằng cách tính toán về kinh tế của chúng ta. Có thể khẳng định rằng ở thời kỳ đầu thì việc giữ nhiệt của nhà ở sẽ tăng, còn suất nhiệt cho sưởi ấm giảm. Giảm được tải lượng nhiệt sẽ tạo ra khả năng để giảm các kích thước tiêu chuẩn của thiest bị máy móc và thiết bị làm nóng đồng thời làm cho chúng gọn nhẹ hơn.
Tiêu hao năng lượng cho thông thoáng (thông gió) nhà ở rõ ràng là sẽ tăng theo mức độ vệ sinh tối ưu mà hiện nay theo tính toán là 100m3/h cho một đầu người. Đưa một lượng không khí trong lành từ bên ngoài vào như vậy đòi hỏi phải tiêu hao nhiệt không những để làm nóng và làm tươi mát mà còn tiêu hao một lượng năng lượng nhất định để di chuyển và làm sạch không khí trong hệ thống thông thoáng theo luồng. Việc áp dụng thông thoáng theo luồng với khối lượng đã nêu trong nhà ở là có thể được tùy theo mức độ khai thác được các nguồn mới, công suất lớn đó là đối với các nguồn năng lượng rẻ tiền.
Không loại trừ khả năng đối với việc sưởi ấm các phòng có yêu cầu vệ sinh cao có thể phải sử dụng các màng (lớp mỏng) bán dẫn trong suốt để phủ trên bề mặt của kính. Phương pháp kỹ thuật sưởi ấm này có thể thực hiện được ngay bây giờ, song quá đắt đỏ bởi vì phải chi phí một lượng vô cùng lớn cho đốt nóng. Có thể là sẽ nảy sinh những thay đổi về các giải pháp mang tính chi tiết của các hệ thống sưởi bằng nước và không khí nên cần phải dành vị trí (diện tích) cho việc phát triển chúng trong tương lai.
Sau vài chục năm nữa tiềm năng về năng lượng ở nước ta có thể phát triển đến mức dạng năng lượng chủ yếu cho cấp nhiệt sinh hoạt kể cả cho sưởi ấm sẽ là năng lượng điện. Tỷ trọng của sưởi ấm bằng điện cũng sẽ tăng trưởng không những ở các vùng miền Bắc (như đã nêu trong dự báo của Trung tâm nghiên cứu khoa học và thiết kế thực nghiệm thiết bị kỹ thuật) mà còn ở các vành đai miền Trung và miền Nam của đất nước.
Vấn đề về sử dụng năng lượng điện cho cấp nhiệt sinh hoạt rõ ràng rằng sẽ được quan tâm đến nhiều hơn bởi vì đây là tiền đề mang tính khách quan. Việc giải quyết vấn đề sử dụng năng lượng của phản ứng nhiệt hạch sẽ mở ra khả năng thực tiễn rất lớn để đem lại nguồn điện năng rẻ tiền, điều này sẽ cho phép làm thỏa mãn không những các nhu cầu của công nghiệp mà còn có thể sử dụng năng lượng điện để điện khí hóa cao nhất cho sinh hoạt… Một ý nghĩa lớn nữa là thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề biến đổi năng lượng mặt trời và nhiệt trong lòng đất thành điện năng, các dạng năng lượng này về công dụng của nó có thể so sánh với phản ứng nhiệt hạch có điều khiển.
Điện năng sẽ cần phải thay đổi hơi đốt trong nhà ở, gaz cháy lộ thiên đem đến cho người ở sự độc hại không thể cứu vãn nổi vì bị nhiễm độc của không khí do các sản phẩm hóa học cháy. Ở những nhà không có cấp nước nóng từ trung tâm thì các cây hơi đốt (gaz) nên được thay bằng các thiết bị đun nước nóng bằng điện. Do đó, có thể đề xuất rằng sau năm 1980 các mạng lưới cung cấp hơi đốt (gaz) cho căn hộ, tiểu khu và cả thành phố sẽ dần dần được loại bỏ từng phần hoặc toàn bộ do hàng loạt các thiết bị kỹ thuật cho thành phố ra đời. Việc đưa tất cả nhà sang sưởi ấm bằng điện đó là một công việc lâu dài trong tương lai, song đồng thời hiejn nay trong rất nhiều các trường hợp đã có thể áp dụng một cách kinh tế và hợp lý việc sưởi ấm bằng điện cho một số nhà độc lập và toàn bộ các khu nhà chung cư ở các vùng khó khăn của cực Bắc.
Áp dụng cho sưởi ấm bằng điện có nhiều các ưu điểm như: Khả năng truyền nhiệt (cấp nhiệt) tự động hóa đến từng phòng một (điều chỉnh theo kiểu công nghiệp hóa) có hệ số hữu ích cao; tiện lợi về sử dụng; không liên quan đến việc bố trí các cơ sở nhiên liệu; không làm bẩn môi trường xung quanh do các sản phẩm cháy và chất thải của nhiên liệu gây ra; loại trừ được khả năng bị gián đoạn và luôn luôn sẵn sàng hoạt động (làm việc).
Sưởi ấm bằng điện có các dụng cụ đốt nóng tích nhiệt được vào những giờ ở mạng điện có tải thấp và rất hợp lý ở những quy mô sử dụng rộng. Việc sử dụng các dụng cụ điện tích nhiệt là rất có triển vọng ở các vùng có giai đoạn cần sưởi ấm không liên tục, ở đó cần xây dựng các hệ thống cấp nhiệt thông thường vì thời gian sử dụng chúng ngắn nên rất có lợi.
Bên cạnh vấn đề về nhiệt tiêu hao trong nhà ở còn vấn đề về sử dụng và tiêu hao nước trong nhà ở nữa cũng chiếm 1 phần quan trọng không nhỏ.
Tình hình sử dụng các nguồn nước ngọt và “Nước đầu người sắp tới đã được nêu rất rộng rãi trên báo chí”. Vấn đề sử dụng nước ngọt một cách tiết kiệm sẽ trở thành vấn đề còn gay cấn hơn trong những năm sắp tới. Ngay từ bây giờ đã cần phải thể chế hóa việc tính toán không chỉ riêng gì nước nóng được cấp từ các hệ thống trong hệ thống cấp nước nóng trung tâm mà cả nước lạnh nữa. Áp dụng tsinh toán việc tiêu thụ nước, không còn nghi ngờ gì nữa sẽ làm giảm bớt khó khăn cho mạng lưới các đường ống cấp và thoát nước của các khu phố và cả thành phố. Các biện pháp khử rác trong tương lai không xa sẽ có những thay đổi cơ bản vì cần phải đấy tranh chống làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Biện pháp được áp dụng ở một số nước là khử rác tập trung – sử dụng các máy nghiền rác đặt dưới các thiết bị rửa, và đổ tất cả vào hệ thống ống thoát mà chưa chắc có thể đã áp dụng được trong xây dựng nhà ở, ở nước ta bởi vì sử dụng giải pháp này để khử rác sẽ phải laoij bỏ hoàn toàn khả năng sử dụng thức ăn thừa và các chất thu được rất có ích cho việc chăn nuôi ở các vùng ngoại ô và cho công nghiệp. Ngoài ra việc khử (thải) các chất thải rắn sẽ đòi hỏi phải tăng cường lượng nước dẫn thải và công suất của các công trình thải là làm sạch lên rất nhiều. Rõ ràng là biện pháp khí nén có triển vọng hơn cả - trong đó có cả việc xử lý bằng tay, vạn chuyển kín, hoonggaay ồn đến nơi tập trung - được bố trí ở ngoài phạm vi các công trình nhà ở. Sự đầu tư tương đối lớn cho hệ thống vận chuyển bằng khí nén sẽ dần dần được bù lại bằng việc chi phí cho vận hành thấp. Theo các số liệu của Thụy Điển thì giá thành vận hành hệ thống khí nén sau một vài năm sẽ thấp hơn giá thành vận chuyển rác bằng xe chở rác.
Các hệ thống thông thoáng theo luồng có làm ấm và làm mát không khí từ bên ngoài vào được sử dụng rộng rãi ở khu vực khí hậu I, còn các hệ thống làm mát và điều hòa không khí được áp dụng cho khu vực IV.
Cũng cần lưu ý rằng việc thông thoáng theo luồng và điều hòa không khí chỉ cần trong thời gian của chế độ vận hành kín (đóng) của nhà. Trong thời gian chuyển tiếp và ở chế độ mở thì hợp lý nhất là thông thoáng tự nhiên qua các cửa được mở. Trong trường hợp này thì vấn đề chủ yếu lại là chất lượng của không khí ngoài trời xung quanh nhà ở. Hiện nay không khí ở các thành phố lớn bị ô nhiễm nặng do các chất thải công nghiệp và các chất khí thải của ô tô đến nó trong nhiều trường hợp nồng độ độc hại vượt quá cả mức độ cho phép (tiêu chuẩn cho phép). Vì vậy đòi hỏi phải ngăn cấm việc thải các chất thải công nghiệp vào không khí mà không được làm sạch một cách chu đáo ngay từ đầu và triển khai công tác thiết thực về thay tehes các động cơ đốt trong ở các phương tiện giao thông.
4. Kết luận
Để đạt được những tiến bộ trong việc tổ chức quy hoạch và thực hiện từ tổng thể đến cục bộ cho các khu vực nhà ở để đảm bảo đi đúng những lộ trình và phát triển theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta là điều hoàn toàn có thể thực hiện bên cạnh đó cũng cần những sự đồng bộ hóa cao giữa các ngành nghề và liên tục tìm tòi phát triển khoa học kỹ thuật để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và đòi hỏi của 1 xã hội phát triển cũng như của 1 nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển như vũ bão của Việt Nam.
(Nguồn: Tạp chí Vật liệu xây dựng, Số 10/2019)