Chất thải ở Việt Nam ngày càng gia tăng
Theo thống kê của Vụ Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương), với dân số hơn 93 triệu người, hằng năm, lượng rác được thải ra tại Việt Nam là rất lớn. Trung bình có gần 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn thải ra mỗi ngày.
Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, mỗi ngày có từ 7.000 - 8.000 tấn rác thải. Chưa kể lượng rác thải nông nghiệp từ cây trồng, chế biến nông - lâm - thủy sản... đều là tài nguyên.
Nguồn thải lớn nhưng khoảng 85% lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp; vừa lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, nhất là tại các thành phố lớn.
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tại Việt Nam hiện có khoảng 1.000 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa đến 20% bãi chôn lấp là hợp vệ sinh. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ hàng trăm bãi chôn lấp này là hiện hữu.
Phần lớn các bãi chôn lấp hiện tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh.
Nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh. (Ảnh: TTXVN)
Các nhà chuyên môn cho rằng, nếu đem chôn lấp hoặc đốt như cách lâu nay sẽ lãng phí từ 55% - 67% các sinh khối và chất hữu cơ trong chất thải rắn.
Trong nhiều năm qua, các thành phố lớn đã rất quan tâm đến hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu đang áp dụng công nghệ xử lý rác khá sơ đẳng. Phần lớn, lượng rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt.
Trên thế giới, việc tái chế rác thải để tiết kiệm tài nguyên, sản xuất phân vi sinh và sản xuất năng lượng đang trở thành xu hướng phổ biến toàn cầu. Việt Nam bắt đầu quan tâm giải quyết bài toán xử lý rác, tình trạng quá tải tại các bãi chôn lấp gây thách thức về môi trường và nhu cầu sử dụng đất để chôn lấp ngày càng tăng ở nhiều địa phương, nhất là các đô thị lớn.
Một số địa phương đã đầu tư nhà máy phân loại rác để lấy nguyên liệu tái chế, sản xuất phân vi sinh và đốt rác làm điện nhưng chưa nhiều, công suất còn thấp.
Bên cạnh việc rác thải không được tổ chức phân loại từ đầu nguồn gây khó khăn thì việc thiếu nhà máy xử lý hiện đại, công nghệ cao, năng suất cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xử lý rác theo cách chôn lấp phổ biến hiện nay. Cả nước hiện có 381 lò đốt rác, 37 dây chuyền chế biến compost (phân trộn).
Ngoài ra, tại một số thành phố lớn, đã áp dụng phương pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt điện. Tuy nhiên cho đến nay, chưa một công nghệ nào được công nhận đạt hiệu quả thực sự, thậm chí còn làm phát sinh thêm ô nhiễm. Xử lý rác sinh hoạt ở đô thị là vấn đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu.
Xử lý môi trường, xử lý chất thải là giải pháp trọng tâm
Theo ông Ngô Quốc Khánh, Tổng Thư ký Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam, quá trình hiện đại hoá, đô thị hoá tại Việt Nam đã làm cho lượng chất thải phát sinh khổng lồ, đặc biệt tại các đô thị và khu công nghiệp. Đáng nói, mỗi năm, lượng chất thải phát sinh lại tăng lên không ngừng.
“Theo thống kê của Bộ Công thương, lượng phát thải hàng ngày là rất lớn. Trung bình có khoảng 35.000 tấn chất thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn thải ra hằng ngày. Riêng thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng từ 7.000-8.000 tấn chất thải rắn thải ra mỗi ngày. Dự báo đến năm 2025, tỉ lệ chất thải phát sinh khoảng 10-16%.
Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải nguy hại đã phát sinh mỗi năm khoảng 875.000 tấn (chiếm tỉ lệ từ 20-30% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp)… Trên thực tế, lượng phát sinh chất thải có thể còn lớn hơn rất nhiều.
Đây là một thách thức rất lớn trong công tác xử lý chất thải nói riêng, và công tác bảo vệ môi trường trên toàn quốc nói chung. Là trách nhiệm chung không chỉ của các Bộ ngành, mà còn là thách thức của nhiều doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong công tác xử lý chất thải", ông Khánh cho biết.
Trao đổi về vấn đề này, ông Tạ Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ (Bộ Nội vụ) cho rằng, việc phát triển kinh tế, hiện đại hoá đất nước đặt ra nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên quá trình phát triển đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, việc bảo vệ môi trường chưa được chú trọng trong một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp. Để khắc phục, một trong những biện pháp quan trọng là xử lý môi trường, xử lý chất thải.
Với chủ đề “Chung tay kiến tạo môi trường xanh”, Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam đã được thành lập để tập hợp và đoàn kết các hội viên để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm xử lý chất thải trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Đây sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường của đất nước.
Theo ông Tạ Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ (Bộ Nội vụ), Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam ra đời góp phần tập hợp, đoàn kết hội viên, chung tay góp phần bảo vệ môi trường. Bộ Nội vụ rất ủng hộ quá trình thành lập của Hiệp hội và mong muốn trong quá trình hoạt động Hiệp hội sẽ thực hiện tốt tôn chỉ mục đích của mình.
Đồng thời bày tỏ mong muốn Hiệp hội sớm củng cố, kiện toàn tổ chức để đi vào hoạt động, gắn chặt với các hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian sắp tới.
Theo kinhtemoitruong.vn
- Thừa Thiên - Huế: Đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy xử lý rác thải gần 1.700 tỉ đồng (16/05/2022)
- TP.Hồ Chí Minh: Phường Hiệp Tân, Q.Tân Phú tổ chức các hoạt động lễ hội gắn với bảo vệ môi trường (16/05/2022)
- URENCO: Đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ SEA Games 31 (16/05/2022)
- Đông Hưng (Thái Bình): Chú trọng xử lý rác thải sinh hoạt (13/05/2022)
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động giám sát về môi trường tại các làng nghề (13/05/2022)
- Hà Nội ra mắt chương trình "Du lịch xanh trong thành phố xanh với phương tiện giao thông sạch" (13/05/2022)
- Ra mắt mạng lưới các doanh nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL (13/05/2022)
- Xã Mai Hạ (Hòa Bình): Đa dạng giải pháp bảo vệ môi trường (11/05/2022)
- Lớp phủ thông minh giảm tiêu thụ năng lượng tòa nhà sử dụng thiết bị làm mát chủ động (11/05/2022)
- Quảng Nam: Lắp đặt nhà xanh chứa rác thải nhựa có thể tái chế (11/05/2022)
- Sơn La: Thúc đẩy các biện pháp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn (11/05/2022)
- Kế hoạch giám sát môi trường với các cơ sở, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao năm 2022 (11/05/2022)
- Nghiên cứu tái chế lốp xe cũ sản xuất bê tông (09/05/2022)
- TP.HCM ban hành kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường (09/05/2022)
- Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (06/05/2022)
- Công ty Nhật Bản cân nhắc thu gom rác thải nhựa ở vùng biển Việt Nam (06/05/2022)