Việc thực hiện quy định kỹ thuật bắt buộc này có ý nghĩa định hướng to lớn và ảnh hưởng thực tế đến mục tiêu trung tính carbon trong toàn ngành công nghiệp xây dựng.
Ông Từ Vĩ, Viện trưởng Viện Xây dựng Môi trường và Tiết kiệm năng lượng, Viện Nghiên cứu Xây dựng Trung Quốc cho biết, dưới góc độ về lượng phát thái carbon trong suốt vòng đời của công trình xây dựng, giai đoạn vận hành công trình chiếm khoảng 70 – 90%, sản xuất vật liệu xây dựng chiếm khoảng 10 – 30%, xây dựng chiếm khoảng 1%, phá dỡ công trình cũng chỉ khoảng 1%. Tính theo đơn vị thời gian, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng có cường độ phát thải carbon cao nhất.
Công nghệ sưởi thấp carbon của Trung Quốc
Việc giảm thiểu carbon trong ngành xây dựng Trung Quốc không phải là một vấn đề đơn giản mà phải được thực hiện toàn diện trong toàn bộ vòng đời của công trình, liên quan mật thiết đến mọi khía cạnh của công trình, bao gồm xây dựng xanh, bảo vệ công trình, nâng cao hiệu quả các thiết bị, vận hành và bảo trì thông minh, tái chế vật liệu… Ông Từ Vĩ cho rằng, đối với các công trình mới xây dựng, cần phải liên tục cải thiện hiệu suất của kết cấu bao che công trình, nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải carbon. Đối với các công trình hiện có, cần không ngừng cải tiến cơ chế chuyển đổi theo xu hướng thị trường, cải thiện cơ chế trợ vốn và ưu đãi thuế để khuyến khích nâng cao mức độ tiết kiệm năng lượng và giảm carbon. Đối với các công trình ở khu vực nông thôn, để cải tạo tiết kiệm năng lượng, cần tăng cường cải tạo các công trình ở khu vực phía Bắc (các công trình tiêu thụ nhiều năng lượng phục vụ cho việc sưởi ấm), đưa tiết kiệm năng lượng vào hoạt động giám sát xây dựng nông thôn.
Hệ thống sưởi thấp carbon ở Tế Nam, Trung Quốc
Ông Lâm Ba Vinh, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc thuộc Trường Đại học Thanh Hoa cho rằng, giảm carbon trong ngành xây dựng cần dựa trên việc hình thành mô hình xây dựng mới, sử dụng vật liệu xây dựng xanh và thấp carbon. Theo đó, trước hết, cần phải xây dựng phương pháp thiết kế hướng tới mục tiêu carbon thấp; việc tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon cần phải được xem xét trên 3 khía cạnh - cường độ, không gian và thời gian. Thứ hai, cần thiết lập giá trị môi trường thấp carbon mới và thiết kế hệ thống; bên cạnh sự quan tâm đến môi trường và tiêu thụ năng lượng, cũng cần phải chú trọng sử dụng các hệ thống kết cấu thấp carbon cũng như vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Thứ ba, về nguồn năng lượng, điện khí hóa và tái tạo hệ thống sưởi, nước nóng cần được xem xét điều chỉnh theo điều kiện của từng địa phương, đặc biệt, khu vực phía Bắc cần xem xét chuyển đổi hệ thống sưởi carbon thấp và không carbon thông qua đổi mới công nghệ. Cuối cùng, cần chú ý đến việc sử dụng các công nghệ carbon thấp khác nhau nhằm đạt hiệu quả tối ưu; ví dụ trong việc vận hành và bảo trì thông minh của các công trình hiện có, phải bao gồm cả việc tối ưu hóa tổng thể mức tiêu thụ năng lượng trong không gian vật lý và không gian ảo dựa trên công nghệ kép kỹ thuật số.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, cốt lõi của việc giảm phát thải carbon là truy xuất nguồn gốc, tính công bằng và hợp lý của dữ liệu giảm phát thải. Với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và các giải pháp kỹ thuật số, thúc đẩy số hóa ngành xây dựng sẽ trở thành động lực quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu carbon kép. Một mặt, do tính chất phi tập trung và không liên tục của các nguồn năng lượng tái tạo, sẽ phải phụ thuộc hơn vào các công nghệ kỹ thuật số. Mặt khác, hệ thống điện an toàn với chức năng kết nối liên thông giúp đội ngũ vận hành và bảo trì có thể nhanh chóng ứng phó với mọi sự cố, đồng thời, hệ thống quản lý thông minh cũng có chức năng tự sưởi, làm mát, hoặc thông gió cho công trình tùy theo điều kiện của từng công trình cụ thể, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Bằng việc thực hiện các mục tiêu, định mức chung về tiết kiệm năng lượng xây dựng và sử dụng năng lượng tái tạo, con đường phát triển xanh và thấp carbon của ngành xây dựng Trung Quốc đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Phùng Lộ Giai
Trang Tin tức Xây dựng Trung Quốc, tháng 5/2022
Biên dịch: Ngọc Anh
- “Công trình xanh +” : Định hướng phát triển xanh và tiết kiệm năng lượng ngành xây dựng Trung Quốc (12/07/2022)
- Bê tông geopolymer (11/07/2022)
- Hải Nam (Trung Quốc) công bố tiêu chuẩn kỹ thuật về trang trí nội thất công trình tiền chế (08/07/2022)
- Các thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu (08/07/2022)
- Trung Quốc: áp dụng công nghệ cao để thúc đẩy phát triển xanh (01/07/2022)
- Các muối clo trong phụ gia và bê tông (29/06/2022)
- Hà Nội: Sẽ thực hiện nhanh quy hoạch thoát nước, chống úng ngập (23/06/2022)
- Quy hoạch và khai thác không gian ngầm đô thị (23/06/2022)
- Tính sinh thái của bitum (15/06/2022)
- Trung Quốc không ngừng nâng cao mức độ tiết kiệm năng lượng của các công trình xanh (02/06/2022)
- Tận dụng nguồn nước tái chế để giải quyết nỗi lo thiếu nước sử dụng tại các đô thị (27/05/2022)
- Trung Quốc: tăng cường kiểm soát rò rỉ mạng lưới đường ống, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên nước (24/05/2022)
- Các đặc tính và ứng dụng của microsilica (23/05/2022)
- Tái chế chất thải nhựa (23/05/2022)
- Xây dựng xanh – yếu tố cải cách quan trọng để nâng cao tính bền vững môi trường (16/05/2022)
- Công nghệ kết nối các thành phố thông minh (16/05/2022)