Năm 2018, chiến lược “Thanh kiếm quốc gia” của Trung Quốc có hiệu lực, theo đó việc nhập khẩu rác nhựa từ Mỹ và các nước châu Âu bị cấm. Điều này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng xử lý rác nhựa trên toàn thế giới, bởi Trung Quốc từng là nước nhập khẩu rác nhựa nhiều nhất, tới 70% lượng rác thải nhựa của thế giới. Giờ đây, rác được tích lại ở những nơi tiêu thụ. Quan trọng nhất, điều này đặt dấu chấm hết cho thực tế vận chuyển rác ra nước ngoài theo kiểu “tống đi cho khuất mắt”.
Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang cảm thấy áp lực và hứa hẹn sẽ tăng cường sử dụng nhựa tái chế. Unilever đã cam kết giảm mức tiêu thụ nhựa nguyên sinh xuống một nửa (700.000 tấn) vào năm 2025, một phần nhờ đưa vào sử dụng 175.000 tấn bao bì từ nhựa tái chế. Tại thời điểm thông báo, công ty mới chỉ sử dụng 5.000 tấn nhựa tái chế trong các sản phẩm của mình.
Dây chuyền tái chế cơ học rác thải nhựa
Các cơ quan quản lý cũng đang thúc đẩy công nghiệp tái chế nhựa. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng các công ty khó có thể đạt được mục tiêu đề ra chỉ thông qua tái chế cơ học truyền thống đối với rác thải nhựa.
Tái chế cơ học bao gồm thu gom, phân loại và làm sạch rác nhựa gia dụng. Phương pháp này có những hạn chế nhất định, gần như không thể tránh được việc trộn lẫn các loại polymer khác nhau, nhất là những bao bì nhiều lớp. Ngoài ra, khi đun lại nhựa dẫn đến sự phân hủy polymer, làm hạn chế số chu trình tái chế. Chính vì vậy, polymer được tái chế cơ học không thể phù hợp cho quá trình sử dụng sau đó như nhựa nguyên sinh, chỉ thích hợp để đựng các chất tẩy rửa chứ không thể dùng để đóng gói thực phẩm, đồ ăn.
Tái chế hóa học không gặp phải những hạn chế tương tự; quy trình tái chế có thể xử lý các loại bao bì nhiều lớp, phức tạp và các loại nhựa hỗn hợp khác. Nhiều nhà sản xuất như Sabic (Hà Lan) đang tìm cách sử dụng naphtha làm nguyên liệu cho các polymer mới. Kết quả của quá trình khử polymer là các polymer phân hủy thành các tiền chất. Một số công ty đang xúc tiến các dự án thu hồi dimethyl terephthalate và ethylene glycol từ polyethylene terephthalate (PET). Các phân tử này lại được kết hợp tạo thành PET.Trong ngành công nghiệp nhựa, ưu điểm của tái chế hóa học là khả năng biến chất thải nhựa (không thể tái chế theo cách khác) thành polymer chất lượng cao. Theo nhiều nhà sản xuất, hiện đang thiếu polypropylene thứ cấp phù hợp để sản xuất bao bì đựng thực phẩm. Để tăng năng suất sản xuất bao bì đựng thực phẩm từ nhựa tái chế, cần phải áp dụng các phương pháp tái chế tiên tiến. Nhờ các tiến bộ công nghệ, doanh thu toàn cầu từ tái chế nhựa, đặc biệt nhựa được tái chế hóa học, sẽ tăng khoảng 30% mỗi năm trong thập kỷ tới.
Trong khi ngành công nghiệp lập kế hoạch đầy tham vọng cho các dự án tái chế chất thải nhựa thì những người bảo vệ môi trường lại lên tiếng. Theo họ, giải pháp thay thế tốt nhất là giảm khối lượng nhựa được sản xuất và cáo buộc những người tham gia kinh doanh đang cố gắng giảm nhẹ các đánh giá để các sản phẩm nhựa tiếp tục tràn lan khắp nơi. Đặc biệt, các ý kiến tập trung chủ yếu vào quá trình nhiệt phân - hiện vẫn là biện pháp thông dụng nhất để sản xuất nhiên liệu. Theo ông Denise Patel, Giám đốc chương trình của nhóm môi trường Mỹ “Liên minh quốc tế về một giải pháp thay thế cho việc đốt chất thải” (Global Alliance for Incinerator Alternatives, GAIA), khách quan mà nói, việc biến nhựa thành nhiên liệu và sau đó đốt nhiên liệu thì không thể gọi là tái chế. Các nhà môi trường cũng cho rằng quá trình tái chế hóa học (cụ thể là nhiệt phân) tiêu tốn rất nhiều năng lượng. GAIA qua điều tra dữ liệu môi trường của nhà máy Agilyx ở Tigard (bang Oregon, Mỹ), sử dụng phương pháp nhiệt phân để phân hủy polystyrene thành styrene, đã nhận thấy: quy trình của Agilyx phát thải 3,2 kg carbon dioxide cho mỗi kg styrene được sản xuất (số liệu năm 2019).
Ở khía cạnh khác, các nghiên cứu cường độ carbon của việc tái chế hóa học tuy còn ít, song nhìn chung đã chỉ ra những lợi ích môi trường của việc sản xuất nhựa và nhiên liệu bằng tái chế hóa học so với sản xuất nhựa truyền thống. Chẳng hạn, quy trình của Agilix chỉ tạo một lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít hơn 2 lần so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Loop Industries tuyên bố phương pháp khử polymer PET và sản xuất PET mới giúp tiết kiệm hơn 2 kg CO2 cho mỗi 1 kg PET so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tổ chức tư vấn CE Delft (Hà Lan) công bố quá trình khử polymer giúp tiết kiệm 1,5 tấn CO2 cho mỗi tấn nhựa tái chế so với việc thu nhận các vật liệu nguyên sinh mới.
Những người ủng hộ việc tái chế hóa học tin chắc rằng các công ty sản xuất hàng tiêu dùng sẽ trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm giúp họ thực hiện các cam kết bảo đảm tính bền vững. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng phí môi trường là một trong những trở ngại cho công nghệ xanh trong suốt 2-3 thập kỷ vừa qua. Người tiêu dùng đương nhiên không muốn chi trả quá nhiều cho các sản phẩm sinh thái. Những nguyên tắc bắt buộc ngành công nghiệp sử dụng nhựa tái chế được kỳ vọng sẽ giúp ích trong vấn đề này. Bên cạnh đó, tái chế hóa học liệu có thể bắt kịp tốc độ phát triển của ngành nhựa hay không cũng đang là một vấn đề lớn.
Mọi vấn đề đều có tính hai mặt, và rất khó thống nhất quan điểm chung về các vấn đề quan trọng. Ngay cả trong những tình huống cực đoan, vẫn có những ý kiến phản đối các giải pháp mang tính xây dựng. Nếu nhìn nhận vấn đề rác thải một cách nghiêm túc, không thể không công nhận rằng sản xuất nhựa mới hiện còn sử dụng rất ít nguyên liệu thứ cấp, khoảng 12% trên toàn thế giới.
Từ ngày 1/1/2021, Liên minh châu Âu đánh thuế 0,80 euro mỗi kg đối với bao bì nhựa không tái chế được.
Lần đầu tiên, Mỹ và EU buộc phải quan tâm tới vấn đề tái chế rác thải nhựa của mình.
Sản xuất nhựa y tế và bao bì thực phẩm là những lĩnh vực được quản lý rất chặt chẽ, đòi hỏi vật liệu đáp ứng các tiêu chuẩn và kỹ thuật an toàn. Rất khó để thu nhận được loại nhựa tái chế cơ học có thể đáp ứng được những yêu cầu này. Xã hội cũng cần phải nhận thức sự phát triển của các công nghệ không thể diễn ra trong một sớm một chiều, và những đổi mới không thể ngay lập tức trở thành lý tưởng. Cần tạo cơ hội và dành chỗ cho những sai lầm, chỉ khi đó mới có thể thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.
Ron Kotterman - Phó Chủ tịch Tập đoàn Unilever
http://www.vc.ru/future 2021
Biên dịch: Lệ Minh
- Hà Nội: Sẽ thực hiện nhanh quy hoạch thoát nước, chống úng ngập (23/06/2022)
- Quy hoạch và khai thác không gian ngầm đô thị (23/06/2022)
- Trung Quốc áp dụng các biện pháp giảm thiểu carbon và vận hành – bảo trì thông minh các công trình xây dựng (22/06/2022)
- Tính sinh thái của bitum (15/06/2022)
- Trung Quốc không ngừng nâng cao mức độ tiết kiệm năng lượng của các công trình xanh (02/06/2022)
- Tận dụng nguồn nước tái chế để giải quyết nỗi lo thiếu nước sử dụng tại các đô thị (27/05/2022)
- Trung Quốc: tăng cường kiểm soát rò rỉ mạng lưới đường ống, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên nước (24/05/2022)
- Các đặc tính và ứng dụng của microsilica (23/05/2022)
- Xây dựng xanh – yếu tố cải cách quan trọng để nâng cao tính bền vững môi trường (16/05/2022)
- Công nghệ kết nối các thành phố thông minh (16/05/2022)
- Cobiax - giải pháp xây dựng bền vững (11/05/2022)
- Bê tông độ bền mòn cao (09/05/2022)
- Trung Quốc xây dựng đô thị mới dựa trên BIM và CIM (09/05/2022)
- Copenhagen: cuộc sống mới của rác thải (06/05/2022)
- Trung Quốc: thúc đẩy phát triển các tòa nhà tiền chế (04/05/2022)
- Thiết bị kháng chấn bảo vệ công trình có các kết cấu ngầm (04/05/2022)