Tuy nhiên, sản xuất xi măng phải sử dụng nhiều nguyên liệu, tài nguyên hóa thạch không tái tạo. Việc nung luyện clinker, nghiền xi măng đã tạo ra bụi và các khí thải CO2, CO, NOx, SOx tác động không tốt đến môi trường. Ngành công nghiệp xi măng Thế giới đã thải ra môi trường 7% tổng lượng carbon phát thải toàn cầu. Bởi vậy rất nhiều người luôn có định kiến sự phát triển của ngành xi măng sẽ đe dọa môi trường.
Hiện Việt Nam sản xuất gần 100 triệu tấn xi măng/năm, tiêu tốn khoảng 8 triệu tấn than đá. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, năng lực sản xuất của ngành xi măng Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Đáng nói, hiện vẫn còn không ít dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả cạnh tranh thấp, gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng môi trường.
Xi măng Việt Nam từng bước thoát định kiến ô nhiễm môi trường.
Mới đây tại Hội thảo về phát triển bền vững ngành xi măng Việt Nam, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, để từng bước phát triển ngành xi măng theo hướng bền vững từ "xám" đến "xanh", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng xây dựng chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, với quan điểm trọng tâm là: Phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng; áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.
Cùng với đó, gắn sản xuất vật liệu xây dựng với tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh sản xuất các chủng loại vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm vật liệu xây dựng trên thị trường trong nước và quốc tế; phát huy và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất vật liệu xây dựng.
Riêng đối với xi măng, chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clinker xi măng có công suất từ 5.000 tấn/ngày trở lên, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường. Khuyến khích các nhà máy xi măng hiện có công nghệ, thiết bị lạc hậu, công suất thấp, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Theo ximang.vn
- Chợ đầu tiên của Hà Nội lắp điện mặt trời mái nhà (24/02/2021)
- TPHCM: Ký kết hợp tác triển khai các giải pháp xanh bảo vệ môi trường (24/02/2021)
- Hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh: Hà Nội phấn đấu mỗi người trồng một cây xanh (23/02/2021)
- Lấy carbon tinh khiết từ không khí ô nhiễm để sản xuất gạch ngói xây dựng (22/02/2021)
- Tiêu chuẩn quốc tế mới dành riêng cho các loại thép xây dựng (22/02/2021)
- Huyện Dầu Tiếng (Bình Dương): Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường (22/02/2021)
- Chính phủ ban hành Nghị định về sử dụng và quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (19/02/2021)
- Việt Nam với hành trình xây dựng thành phố bền vững về môi trường (19/02/2021)
- Vận hành an toàn Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn: Kết quả từ sự vào cuộc quyết liệt (05/02/2021)
- Hạn chế ô nhiễm từ rác điện tử: Tăng trách nhiệm của doanh nghiệp (04/02/2021)
- Công ty Xi măng Quảng Ninh nâng cao sản xuất gắn với bảo vệ môi trường (03/02/2021)
- Quảng Ninh: Đẩy mạnh quản lý, sử dụng tro, xỉ thải nhà máy nhiệt điện (03/02/2021)
- Hà Nội: Bảo đảm cấp nước sạch ổn định phục vụ nhân dân đón Tết (03/02/2021)
- Định Hòa (Bình Dương) chung tay xây dựng thành phố xanh (02/02/2021)
- Cả thế giới cùng nhau thay đổi để 'tái lập' Hành tinh Xanh (02/02/2021)
- Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 (02/02/2021)