Sử dụng vật liệu không nung tại các công trình xây dựng góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 2171/QĐ-TTg. Trong đó, tăng cường kiểm soát tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư xây dựng theo thẩm quyền. Đến năm 2025, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, tỷ lệ sử dụng VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây: Tại TP. Pleiku phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các huyện, thị xã phải sử dụng tối thiểu 50%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây, trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn. Tiếp tục giai đoạn đến năm 2030, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, sử dụng 100% VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN, chỉ đạo sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm VLXKN, chất lượng công trình sử dụng VLXKN; thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan đôn đốc thực hiện các cơ chế chính sách hiện có để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư, trong đó có lĩnh vực sản xuất VLXKN.
Đồng thời chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực sản xuất VLXKN nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu sử dụng cho các công trình. Các doanh nghiệp sản xuất VLXKN và doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh nghiên cứu đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tăng cường sản xuất sản phẩm tấm lớn, sản phẩm nhẹ. Tăng cường sử dụng phế thải thay thế một phần nguyên liệu tự nhiên trong sản xuất VLXKN và nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Theo ximang.vn
- Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (06/05/2022)
- Công ty Nhật Bản cân nhắc thu gom rác thải nhựa ở vùng biển Việt Nam (06/05/2022)
- Yên Bái: Tuổi trẻ phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tích cực bảo vệ môi trường (06/05/2022)
- TP.HCM ban hành Kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường (06/05/2022)
- Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tổ chức ra quân tổng vệ sinh làm sạch môi trường (06/05/2022)
- Vệ tinh giám sát môi trường - công cụ thay đổi cuộc chơi (05/05/2022)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất mực in sử dụng cho máy in KTS trong sản xuất gạch ốp lát (05/05/2022)
- Thừa Thiên Huế đưa 6 khu vực mỏ vật liệu xây dựng vào khai thác (05/05/2022)
- Đồng xử lý rác trong sản xuất xi măng để phát triển kinh tế tuần hoàn (05/05/2022)
- Quản lý Chất thải rắn đô thị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (04/05/2022)
- Đồng Tháp đầu tư 70 tỷ đồng cho cây xanh đô thị (04/05/2022)
- Ứng dụng công nghệ, xanh hóa môi trường từ mô hình HTX (04/05/2022)
- Quảng Ninh: Đẩy mạnh phong trào nói không với rác thải nhựa trong trường học (29/04/2022)
- Hải Dương hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2022 (29/04/2022)
- Hiệp hội Nhựa : Triển khai quyết liệt các giải pháp thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường (29/04/2022)
- Bắc Giang tập trung triển khai xây dựng, lắp đặt lò đốt rác và nhà máy xử lý rác thải (29/04/2022)