Hiện cả nước vẫn còn 1200 lò gạch thủ công, công nghệ lạc hậu đang hoạt động.
Số liệu báo cáo của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung tiêu chuẩn (kích thước 220x110x60mm) sẽ tiêu tốn 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 ha đất khai thác ở độ sâu 2m, khoảng 150.000 tấn than cám loại 6 và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn CO2.
Như vậy, đến năm 2020, với sản lượng gạch xây khoảng 33 tỷ viên quy tiêu chuẩn, nếu chỉ sản xuất gạch đất sét nung, chúng ta phải tiêu tốn 50 triệu m3 đất sét (tương đương 2.500 ha đất khai thác ở độ sâu 2m), 5 triệu tấn than và thải ra môi trường 19 triệu tấn CO2.
Trong giai đoạn 10 năm vừa qua, việc thực hiện xóa bỏ các lò gạch thủ công đã được các địa phương triển khai. Đến nay 62/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng và ban hành Lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và xây dựng Kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn.
Các địa phương này cũng đã ban hành chính sách nhằm hỗ trợ, trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện việc tháo dỡ, chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công để chuyển đổi công nghệ hoặc chuyển sang sản xuất, kinh doanh ngành, nghề khác.
Người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất này cũng được hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề… Tiêu biểu như các tỉnh: Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp.
Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và đồng tình của doanh nghiệp, tại các địa phương, đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công lạc hậu đã chấm dứt hoạt động.
Đến thời điểm tháng 9/2020 số lượng lò theo công nghệ lạc hậu còn lại khoảng 1.200 cơ sở, trong đó lò vòng khoảng 550 cơ sở, lò thủ công khoảng 650 cơ sở.
Đáng chú ý, nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành sớm kế hoạch xóa bỏ các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, như TP.HCM, các tỉnh Thái Bình, Hải Dương…
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số tỉnh thực hiện việc xóa bỏ lò thủ công chưa quyết liệt và hiệu quả, vẫn còn tồn tại các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng nung gạch có xử lý khói thải, lò vòng. Cụ thể như tỉnh Kon Tum còn 239 lò, Đắk Lắk 132 lò, Bình Định 108 lò, Tuyên Quang 54 lò, Bắc Giang 52 lò vòng.
Cùng với đó vẫn còn tình trạng một số địa phương xin gia hạn nhiều lần lộ trình xóa bỏ lò theo công nghệ lạc hậu như Bắc Giang, Bình Định.
Theo chinhphu.vn
- Nghiên cứu sản xuất gạch bê tông từ tro, xỉ: Góp phần xử lý hiệu quả chất thải rắn (18/11/2020)
- Tăng cường quản lý, sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng (18/11/2020)
- Những công trình xanh (18/11/2020)
- Thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương): Biến bãi rác thành vườn hoa (18/11/2020)
- Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Đề án thí điểm quản lý phân loại chất thải rắn tại nguồn (16/11/2020)
- Đổi rác nhận cây xanh, làm gạch xây trường cho trẻ em nghèo (16/11/2020)
- Chế tạo thành công loại sơn có thể thay thế máy lạnh (13/11/2020)
- Quảng Ngãi: Tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (13/11/2020)
- Kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa và quản lý rác thải nhựa đại dương (12/11/2020)
- Bốn giải pháp cấp bách bảo vệ nguồn nước sinh hoạt (12/11/2020)
- Tăng cường công tác quản lý, thúc đẩy phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (12/11/2020)
- Ra mắt Mạng lưới kinh tế tuần hoàn hướng đến môi trường xanh (12/11/2020)
- Công nghệ bê tông ứng suất trước bán tiền chế: Hướng đi tất yếu trong xây dựng (11/11/2020)
- Nhiều giải pháp đẩy mạnh sử dụng vật liệu xây dựng không nung (11/11/2020)
- 11 tổ chức ký cam kết vì bền vững môi trường (10/11/2020)
- Thừa Thiên Huế: Ưu tiên dự án đầu tư thân thiện với môi trường (10/11/2020)