Kinh nghiệm của Amager Bakke góp phần thay đổi nhận thức của tất cả mọi người. Khi bắt gặp những từ như “lò đốt rác”, điều đầu tiên mọi người hình dung là nơi gây ô nhiễm. Copenhagen đã tìm ra cách để rác thải có cuộc sống thứ hai, và thực hiện điều này bằng giải pháp tối ưu khi coi các nhu cầu của thành phố và người dân là những ưu tiên hàng đầu. Nhờ tích hợp kiến trúc và các công nghệ tiên tiến, Amager Bakke đã sản xuất năng lượng từ rác thải được thu gom, ngay lập tức được công nhận là một trong những dự án thành công nhất ở châu Âu về hiệu quả năng lượng, năng lực xử lý chất thải, chú trọng đến môi trường, cũng như về vẻ đẹp kiến trúc và sự chấp thuận rộng rãi của cộng đồng.
Nhà máy đốt rác Amager Bakke với dốc trượt tuyết trên toàn bộ phần mái
Lò đốt rác khổng lồ cao gần 100 mét nhưng rất thân thiện môi trường, “ăn” rác thải của thành phố và cung cấp ngược lại điện, khí đốt, vật liệu thô và thậm chí cả những cơ hội giải trí thú vị. Một dốc trượt tuyết nhân tạo kéo dài trên toàn bộ phần mái nhà với ba cấp độ khó khác nhau (dài 400m), và một bức tường cao 90 mét mô phỏng thu nhỏ độ cao nổi tiếng của dãy Alps dành cho những người đam mê leo núi thực sự hấp dẫn rất nhiều người dân và du khách tới đây. Ở bên sườn dốc, còn có một đường dành cho người chạy bộ hoặc đi bộ dài 450 mét từ dưới đất lên đỉnh tòa nhà.
Chỉ cách quảng trường chính Radhuspladsen chưa đầy 5 km, Amager Bakke vượt ra khỏi vai trò đơn thuần của một cơ sở công nghiệp, trở thành một điểm tham quan hấp dẫn với một bến cảng mới gần kề để đón du khách đến thăm Copenhagen.
Bức tường leo núi cao gần 90m - cao nhất Bắc Âu tại Amager Bakke
Hiệu quả năng lượng của Amager Bakke rất ấn tượng - nhà máy có thể tận dụng hơn 99% năng lượng có trong rác thải để làm nhiên liệu, giảm 99,5% lượng khí thải lưu huỳnh và giảm phát thải các oxit nitric xuống 10 lần, nhờ vào công nghệ làm sạch khí thải. Điều gây kinh ngạc là khả năng xử lý tất cả các loại rác thải để tạo năng lượng của nhà máy, và nhà máy được dự kiến thay thế một lò đốt rác đã 45 năm tuổi sẽ được chuyển đổi thành một nhà máy điện sinh khối vào cuối năm 2020. Tại đây, rác thải được chuyển hóa thành nhiệt để sưởi ấm, điện, nguyên liệu thô tái chế và nước có thể (tái) sử dụng được. Đây là một cách tiếp cận mới để quản lý rác thải dựa trên việc giảm thiểu, tái chế và chuyển hóa rác thành năng lượng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Copenhagen trở thành Thủ đô trung hòa carbon (không phát thải khí CO2) đầu tiên trên thế giới vào năm 2025. Amager Bakke là một phần của dự án hệ thống năng lượng tái tạo không chỉ liên quan đến Copenhagen mà toàn bộ Đan Mạch, hướng tới việc chuyển đổi tất cả các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu carbon sang sử dụng năng lượng gió, mặt trời hoặc địa nhiệt.
Tương lai của các thành phố sẽ được củng cố bằng cách khai thác năng lượng từ rác thải, và Amager Bakke ở Copenhagen là một ví dụ về cách công nghệ và kiến trúc có thể phục vụ cộng đồng địa phương, khi thiết lập kinh tế tuần hoàn có lợi cho thành phố.
http://www.eni.com/circular-economy 2020
Biên dịch:Lệ Minh
- Trung Quốc: tăng cường kiểm soát rò rỉ mạng lưới đường ống, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên nước (24/05/2022)
- Các đặc tính và ứng dụng của microsilica (23/05/2022)
- Tái chế chất thải nhựa (23/05/2022)
- Xây dựng xanh – yếu tố cải cách quan trọng để nâng cao tính bền vững môi trường (16/05/2022)
- Công nghệ kết nối các thành phố thông minh (16/05/2022)
- Cobiax - giải pháp xây dựng bền vững (11/05/2022)
- Bê tông độ bền mòn cao (09/05/2022)
- Trung Quốc xây dựng đô thị mới dựa trên BIM và CIM (09/05/2022)
- Trung Quốc: thúc đẩy phát triển các tòa nhà tiền chế (04/05/2022)
- Thiết bị kháng chấn bảo vệ công trình có các kết cấu ngầm (04/05/2022)
- Hiệu quả mô hình đồng xử lý rác, phát triển kinh tế tuần hoàn (29/04/2022)
- Quản lý rác thải bền vững (21/04/2022)
- Trung Quốc: thúc đẩy phát triển xanh, thấp carbon trong toàn ngành xây dựng (21/04/2022)
- Vai trò của phụ gia khoáng trong công nghệ sản xuất bê tông liền khối và bê tông cốt thép (20/04/2022)
- Chân trời mới cho công nghệ BIM (18/04/2022)
- Tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) thúc đẩy xây dựng đô thị thông minh, đô thị sinh thái (18/04/2022)