Thời gian qua, mặc dù tỷ lệ thu gom các loại chất thải trên địa bàn tỉnh đạt khá cao (hơn 1,7 ngàn tấn/hơn 2 ngàn tấn) nhưng công tác phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt còn nhiều tồn tại, khó khăn cần phải có giải pháp khắc phục đồng bộ và hiệu quả hơn nữa.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, Đồng Nai rất quan tâm đến công tác xử lý rác thải, một số khu xử lý rác thải tập trung, đầu tư công nghệ xử lý rác đã đi vào hoạt động. Phần lớn rác thải được thu gom, tái chế hoặc làm phân vi sinh... Tuy nhiên, trước khối lượng rác thải phát sinh hằng ngày quá lớn nên một vài khu xử lý rác thải tập trung dù đã cố gắng nhưng vẫn không thể xử lý ngay hết lượng rác thải hằng ngày, lượng nước rỉ rác chưa được xử lý triệt để làm phát tán mùi, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh khiến người dân bức xúc. Do đó, trong thời gian tới, để góp phần đạt mục tiêu của tỉnh về thu gom, tái chế rác thải, tiến tới giảm chôn lấp rác thải rắn dưới 15%, vấn đề lựa chọn công nghệ cao, thân thiện với môi trường trong xử lý rác thải; nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ của các đơn vị thu gom, các khu xử lý chất thải tập trung là một nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh cần tiếp tục quan tâm.
Rác thải sinh hoạt không xử lý kịp thời, để tồn đọng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn đóng vai trò rất quan trọng góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý cần được tiếp tục duy trì, nhân rộng trong toàn tỉnh. Song song đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ, mang ý nghĩa lớn như: phân loại rác tại nguồn; bỏ rác đúng nơi quy định; không vứt rác bừa bãi nơi công cộng, nhất là ở sông, suối, cống, mương thoát nước; thay đổi thói quen sử dụng túi ny-lông...
Với sự phát triển công nghiệp, đô thị và dân số, trong thời gian tới, dự báo khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ tăng mạnh. Do đó, giải pháp thu gom, xử lý rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng cần cụ thể, đồng bộ, căn cơ hơn để rác thải được xử lý kịp thời, không còn tình trạng ùn ứ, góp phần bảo vệ môi trường sống bền vững.
Theo moitruongvadothi.vn
- Hà Nội tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới (20/05/2022)
- Đà Lạt trồng hơn 3.000 cây xanh tại nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác (20/05/2022)
- Quảng Ninh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2022 (20/05/2022)
- Sóc Trăng: Đầu tư 78 tỉ đồng để nâng công xuất Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN An Nghiệp (19/05/2022)
- Cần Thơ khởi động dự án vì sông Mê Kông không rác (19/05/2022)
- Hội thảo khai thác, bảo vệ và sử dụng nước dưới đất thích ứng với biến đổi khí hậu (19/05/2022)
- Quảng Trị, Israel tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (18/05/2022)
- TP.HCM bảo vệ môi trường tại các KCN - KCX: Đề xuất, triển khai nhiều giải pháp (18/05/2022)
- TP.HCM sẽ nâng diện tích cây xanh lên 3-4m²/người (18/05/2022)
- Sản xuất xi măng thân thiện với môi trường từ bùn và phế thải (17/05/2022)
- TP.Hồ Chí Minh: Tuyên truyền sử dụng nước sạch và hạn chế khai thác nước ngầm (17/05/2022)
- WWF-Na Uy tiếp tục hỗ trợ Việt Nam quản lý rác thải nhựa (17/05/2022)
- Thừa Thiên - Huế: Đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy xử lý rác thải gần 1.700 tỉ đồng (16/05/2022)
- TP.Hồ Chí Minh: Phường Hiệp Tân, Q.Tân Phú tổ chức các hoạt động lễ hội gắn với bảo vệ môi trường (16/05/2022)
- URENCO: Đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ SEA Games 31 (16/05/2022)
- Đông Hưng (Thái Bình): Chú trọng xử lý rác thải sinh hoạt (13/05/2022)