Đại sứ Bỉ tại Việt Nam P.Jansen (thứ hai từ phải sang) cùng các tổ chức tại lễ ký kết.
Các cơ quan tham gia gồm: Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam, Humanity & Inclusion, Live & Learn Việt Nam, Oxfam tại Việt Nam (cho dự án tại Việt Nam được Bỉ hỗ trợ), Plan International Việt Nam, Rikolto Viet Nam, Towards Transparency, VLIR-UOS (Tổ chức hợp tác giáo dục vùng Fla-măng tại Việt Nam), VVOB tại Việt Nam và WWF Việt Nam.
Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và rác thải là một thực trạng tại Việt Nam. Mọi người dân cần chung tay để vượt qua những thách thức về môi trường và khủng hoảng khí hậu.
Bỉ đã tích cực đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Chương trình hỗ trợ tài chính cho các tổ chức quốc tế đã đóng góp vào sự phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức này theo đuổi những mục tiêu gắn với lĩnh vực hoạt động của họ như nông sản, sức khỏe, giáo dục và việc làm bền vững tại Việt Nam. Bất kể lĩnh vực hoạt động ưu tiên của họ là gì, các tổ chức này đều trực tiếp hoặc gián tiếp nỗ lực vì sự bền vững của môi trường - một vấn đề thách thức toàn cầu hiện nay.
Từ năm 2018 đến năm 2020, tất cả các tổ chức phi chính phủ do Bỉ hỗ trợ (NGA) đã tham gia vào lộ trình hợp tác và học hỏi về tính bền vững môi trường. Lộ trình được mang tên “Từ văn phòng xanh đến phát triển bền vững môi trường”. Các tổ chức này học hỏi và thay đổi từ những thói quen cá nhân, cách thức làm việc tại văn phòng cũng như việc thực hiện chương trình hoạt động.
Sự cam kết của các tổ chức được ghi lại trong Cam kết Bền vững Môi trường. Theo đó, văn bản đề ra các mục tiêu hoạt động hướng tới bền vững môi trường, thế hiện sự cam kết tiếp tục học hỏi, cải thiện và thực hiện các thực hành bền vững môi trường của các tổ chức phi chính phủ do Bỉ hỗ trợ, đồng thời cam kết nâng cao nhận thức của các đối tác về lĩnh vực này. Đại sứ quán Bỉ cũng cam kết với những mục tiêu của nội dung này.
Cũng trong lễ ký, các cơ quan và tổ chức đã chia sẻ những bài học thu được và thực hành tiêu biểu liên quan đến bền vững môi trường.
Theo nhandan.com.vn
- Quảng Ngãi: Tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (13/11/2020)
- Đẩy nhanh lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công (13/11/2020)
- Kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa và quản lý rác thải nhựa đại dương (12/11/2020)
- Bốn giải pháp cấp bách bảo vệ nguồn nước sinh hoạt (12/11/2020)
- Tăng cường công tác quản lý, thúc đẩy phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (12/11/2020)
- Ra mắt Mạng lưới kinh tế tuần hoàn hướng đến môi trường xanh (12/11/2020)
- Công nghệ bê tông ứng suất trước bán tiền chế: Hướng đi tất yếu trong xây dựng (11/11/2020)
- Nhiều giải pháp đẩy mạnh sử dụng vật liệu xây dựng không nung (11/11/2020)
- Thừa Thiên Huế: Ưu tiên dự án đầu tư thân thiện với môi trường (10/11/2020)
- Tái chế rác thải nhựa thành những viên gạch lát vỉa hè (09/11/2020)
- Tận dụng tro xỉ công nghiệp làm VLXD là giải pháp bảo vệ môi trường (09/11/2020)
- Giảm thiểu rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu (09/11/2020)
- Công ty Nhiệt điện Duyên Hải: Yên tâm với môi trường xanh (09/11/2020)
- Tuy Hòa (Phú Yên): Tập trung chăm sóc cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường (09/11/2020)
- Bảo đảm vệ sinh môi trường Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (09/11/2020)
- Tuy An (Phú Yên): Phát động trồng cây xanh tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường (03/11/2020)